Hoa Kỳ lần đầu trừng phạt quan chức ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công

Ngày 10/12 vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump đã công bố trừng phạt 17 quan chức chính phủ nước ngoài đương nhiệm và tiền nhiệm liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đáng chú ý, trong số 17 quan chức này, lần đầu tiên có một quan chức ĐCSTQ bị công khai trừng phạt vì “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của người tập Pháp Luân Công”, theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (Ảnh chụp ngày 10/9/2019 bởi Andrea Hanks/ Nhà Trắng/ Flickr)

Trong tuyên bố trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong), Giám đốc Sở Cảnh sát Ngô Thôn thuộc Cục Công an thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, ông Mike Pompeo nói: “Hoàng Nguyên Hùng đặc biệt vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của người tập Pháp Luân Công, bản thân ông ta đã tham gia vào việc giam giữ và thẩm vấn người tập Pháp Luân Công. Căn cứ vào quy định liên quan của Hoa Kỳ, Hoàng Nguyên Hùng và vợ của ông ta không được phép nhập cảnh vào Hoa Kỳ.”

Quyết định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dựa trên mục 7031 (c) của Luật chi tiêu ngân sách cho các hoạt động ở nước ngoài và các kế hoạch liên quan của Bộ Ngoại giao, cho phép trừng phạt các quan chức chính phủ nước ngoài liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Được biết đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ công khai trừng phạt quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đàn áp Pháp Luân Công. Trước đó, vào tháng 7/2019, phản hồi lại một đơn kiến nghị của người tập Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã từ chối visa của nhiều người vì đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chưa từng đưa ra lệnh trừng phạt cụ thể đối với cá nhân, cũng chưa từng công khai cụ thể danh tính của các cá nhân bị từ chối visa vì nguyên nhân này.

Mặc dù Hoàng Nguyên Hùng chưa phải là một quan chức cấp cao trong chính quyền ĐCSTQ, nhưng sự việc này cho thấy Hoa Kỳ đang có những thay đổi rất lớn trong cách ứng xử đối với các vi phạm nhân quyền diễn ra tại Trung Quốc.

Trước đó Hoa Kỳ đã liên tiếp có các hành động trừng phạt quan chức của ĐCSTQ. Đáng chú ý nhất là vào ngày 7/12, Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức công bố danh sách trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, trong đó có cả Phó Ủy viên trưởng Ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc ĐCSTQ khóa 13.

Ngày 4/12, ông Mike Pompeo cũng công bố các hạn chế về thị thực đối với các quan chức Ủy ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương ĐCSTQ tham gia vào các hoạt động gây ảnh hưởng xấu ở nước ngoài.

Phàn hồi về thông tin trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng, ông Trương Nhi Bình (Zhang Er Ping), người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết:

“Điều này cho thấy chính quyền Hoa Kỳ, với tư cách là nhà lãnh đạo của thế giới tự do, đã không khoanh tay đứng nhìn trước việc ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Chúng tôi hy vọng rằng hành động này sẽ thúc đẩy các quốc gia dân chủ ở các địa khu khác cũng gia nhập vào hàng ngũ các nước trừng phạt quan chức ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.”

“Đồng thời, việc trừng phạt các quan chức ĐCSTQ tham gia bức hại Pháp Luân Công này sẽ có hiệu quả hạn chế chính quyền ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Dù sao, rất nhiều quan chức tham nhũng trong số họ đều có tài sản và thành viên gia đình ở nước ngoài.”

“Đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho các quan chức ĐCSTQ tham gia bức hại Pháp Luân Công: Chính nghĩa và quả báo đôi khi có thể đến muộn, nhưng nhất định sẽ đến.”

Kể từ năm 1999 đến nay, những người tập Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đàn áp suốt 21 năm. Mới đây nhất vào quý 3 năm 2020, nhiều tỉnh thành Trung Quốc đã khởi động một chiến dịch đàn áp nghiêm trọng nhắm vào người tập Pháp Luân Công, với các gói “tiền thưởng tố giác” lên tới 100.000 Nhân dân tệ. Một số tỉnh thành còn tuyên bố chiến dịch đặc biệt này duy trì đến 3 năm.

Ông Levi Browde, giám đốc điều hành của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết: “Có hàng chục triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và rất nhiều người trong số họ đang bị các quan chức ĐCSTQ ngược đãi. Chúng tôi sẽ tiếp tục ghi lại những hành vi bức hại nhân quyền độc ác này để truy cứu trách nhiệm của nhiều quan chức hơn.”

Vào ngày Nhân quyền Thế giới 10/12/2020, có 921 nhà lập pháp từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đã ủng hộ một tuyên bố chung yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức dừng cuộc đàn áp tàn bạo và có hệ thống đối với Pháp Luân Công.

Minh Nhật biên tập

Xem thêm: Pompeo: 21 năm bức hại Pháp Luân Công là quá lâu và phải chấm dứt

Mời xem video:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

3 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

4 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

4 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

5 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago