Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN: Bế tắc vấn đề Biển Đông

Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN họp hôm 24/7 tại Lào rất khó ra được một thông cáo chung, đề cập đến vấn đề Biển Đông. Các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục bị chia rẽ do áp lực của Trung Quốc.

Cuộc họp các lãnh đạo ngoại giao ASEAN tại Vientiane là hội nghị quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á, kể từ khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết bác bỏ các tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh trên gần trọn Biển Đông, ngày 12/07/2016. Bốn quốc gia ASEAN, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, có các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng biển này.

Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith phát biểu khai mạc Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49, Vientiane, ngày 24/07/2016

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ phải ra một thông cáo chung. Theo các nguồn tin ngoại giao được hãng tin Kyodo dẫn lại, ngoài Philippines và Việt Nam, thì Indonesia, Singapore và Myanmar đều muốn đưa vấn đề Biển Đông vào bản thông cáo chung, yêu cầu các bên liên quan giải quyết các tranh chấp tại khu vực này bằng con đường pháp lý và ngoại giao.

Tuy nhiên, các nỗ lực nói trên dường như đang rơi vào bế tắc do lập trường của Campuchia, muốn gạt vấn đề Biển Đông khỏi thông cáo chung để tránh làm mất lòng Bắc Kinh. Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng ảnh hưởng, đặc biệt với Campuchia và Lào, để chia rẽ ASEAN, vốn vận thành theo nguyên tắc đồng thuận. Một số nguồn tin của AP cho biết ngày hôm qua mục Biển Đông trong bản dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị vẫn được để trống, để chờ sự đồng ý của toàn bộ các thành viên ASEAN.

Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử của khối, hội nghi ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh đã không ra được thông cáo chung, do Cam Bốt phản đối việc đưa vấn đề Biển Đông vào văn bản này.

Ngày mai, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ tới Lào để tham gia đối thoại ASEAN – Hoa Kỳ và một số diễn đàn đối thoại khu vực khác. Trước chuyến công du của ông John Kerry, trả lời báo giới, một quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Washington sẽ thúc đẩy để các bên liên quan tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông.

Theo RFI

Published by

Recent Posts

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

8 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

10 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

13 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

13 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

13 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

13 giờ ago