Hơn chục nghiên cứu sinh Trung Quốc có thị thực (visa) Mỹ hợp lệ đã bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ, một số người đã bị hủy thị thực ngay tại hải quan, hầu hết họ đang theo học tiến sĩ tại các trường đại học danh tiếng ở Mỹ.
Tạp chí học thuật “Khoa học” (Science) của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS) ngày 1/3 đưa tin, trong 3 tháng qua có nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Trung Quốc theo học tại các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ như Đại học Yale, Đại học Johns Hopkins… đã bị từ chối tái nhập cảnh vào Mỹ sau khi về nước thăm gia đình, họ ngay lập tức bị trục xuất về nước. Một số sinh viên Trung Quốc đã bị cấm quay lại Mỹ trong 5 năm.
Không rõ lý do tại sao các sinh viên Trung Quốc này bị từ chối nhập cảnh. Các trường mà họ theo học đang cố gắng tìm cách để họ hoàn thành việc học và lấy bằng.
Những nghiên cứu sinh Trung Quốc tại Đại học Yale bị từ chối nhập học vào Mỹ đã công bố danh sách phi chính thức về các sự cố gần đây, trường đại học đã tổ chức một cuộc họp tại tòa thị chính vào đầu tuần này để tạo cơ hội cho sinh viên quốc tế của trường được nói lên suy nghĩ của mình.
Nguồn tin dẫn lời một nữ sinh chia sẻ trên trang web tin tức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói rằng vào tháng 12 năm ngoái, cô đã trải qua 50 tiếng thẩm vấn tại Sân bay Quốc tế Washington Dulles, trong đó có cuộc thẩm vấn kéo dài 8 tiếng của đặc vụ Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) và hoạt động kiểm tra khám xét kéo dài 12 tiếng, sau đó cô được yêu cầu mua vé quay lại Trung Quốc.
Luật sư của nữ sinh này là Dan Berger của văn phòng luật Curran, Berger & Kludt cho biết: “Chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra và tại sao cô ấy bị từ chối nhập cảnh”. Tại một cuộc họp kín ở tòa thị chính tại Đại học Yale, ông cho hay sinh viên quốc tế cần tìm hiểu kỹ các chính sách nhập cư của Mỹ.
Một phát ngôn viên của CBP từ chối thảo luận về các trường hợp cụ thể, nhưng cho biết cơ quan này là một phần của Bộ An ninh Nội địa và chỉ đơn giản là thực hiện nhiệm vụ được giao. CBP cho biết “tất cả du khách quốc tế cố gắng vào Mỹ đều phải trải qua sàng lọc”, đó là một phần trong sứ mệnh của CBP nhằm “bảo vệ biên giới quốc gia của chúng ta và chấp pháp tại các cảng nhập cảnh của quốc gia chúng ta”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cấp thị thực cho phép người nước ngoài đến Mỹ, trong khi được vào Mỹ hay không còn do cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ quyết định.
Luật sư Xiaojie Meng chuyên về nhập cư California đại diện cho 4 sinh viên bị từ chối nhập cảnh cho biết, bản ghi cuộc thẩm vấn sinh viên của nhân viên CBP không cho thấy bất kỳ manh mối nào về lý do tại sao sinh viên bị từ chối nhập cảnh và ngay lập tức bị trục xuất. Nhân viên CBP đã thông báo với các sinh viên rằng thị thực của họ đã bị hủy bỏ.
Luật sư đã yêu cầu CBP hủy bỏ quyết định cấm sinh viên nhập cảnh vào Mỹ trong 5 năm, nhưng bà thừa nhận cơ hội rất mong manh, không có quy định nào về thời hạn để CBP đáp ứng những yêu cầu đó, cũng không có quy định buộc họ phải phản hồi.
Thời chính quyền Trump vào tháng 5/2020 đã cấm sinh viên và học giả Trung Quốc “có liên quan đến quân đội Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc)” được có thị thực F (thị thực sinh viên) và thị thực J (thị thực học giả thăm thân) để có thể vào Mỹ, nhưng quy định không bao gồm người đang theo học, tuy nhiên Sắc lệnh sửa đổi sau này đã trao cho CBP quyền từ chối nhập cảnh đối với người đang theo học.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sắc lệnh hành pháp này đã khiến vào năm 2021 và 2022 có lần lượt 1964 và 1764 học giả Trung Quốc đã bị từ chối thị thực. Nhưng hiện tại không có dữ liệu CBP về những sinh viên Trung Quốc bị hải quan từ chối nhập cảnh.
Luật sư Berger cho biết, vấn đề nghiêm ngặt hơn hoặc dễ dãi hơn trong việc sàng lọc này còn tùy từng cảng nhập cảnh nhất định, ông giữ thái độ thận trọng trong việc giải thích quá mức loại dữ liệu này, ông không nghĩ nhà chức trách nhắm tới các trường đại học hoặc lĩnh vực nghiên cứu cụ thể nào.
Ngày 29/2, khi được phóng viên hỏi vấn đề này tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Matthew Miller xác nhận những sự kiện sinh viên Trung Quốc đã bị từ chối nhập cảnh. Tuy nhiên cho hay sinh viên chiếm một phần lớn trong số người từ Trung Quốc đến Mỹ, những người bị từ chối nhập cảnh không phải là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, nhưng tỷ lệ sinh viên Trung Quốc bị giữ [tại sân bay] chưa đến 0,1% và nhìn chung tỷ lệ đó đã ổn định trong vài năm qua.
Ông Matthew Miller cũng cho rằng quan hệ phi chính phủ giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những lĩnh vực mà hai bên có sự hợp tác mang tính xây dựng. Ông cũng đề cập đến việc tăng số chuyến bay Mỹ-Trung vừa được công bố lên 100 chuyến mỗi tuần.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…