Hơn trăm nghị sĩ Anh ký thư chung đề nghị chế tài quan chức ĐCSTQ

Dưới khởi xướng của cựu Thống đốc Hồng Kông Chris Patten, 103 nghị sĩ liên đảng phái của Anh đã gửi một bức thư tới Thủ tướng Johnson yêu cầu Chính phủ Anh trừng phạt quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông và Tân Cương, cũng để đáp trả lệnh trừng phạt của ĐCSTQ nhắm vào 9 công dân Anh.

Ông Chris Patten, Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông (Ảnh: Roger Harris/ Wikipedia)

Những người ký kết bao gồm Lisa Nandy (nhà ngoại giao hàng đầu thiên hướng Công đảng Anh), Stephen Kinnock (quan chức hàng đầu về vấn đề châu Á-Thái Bình Dương theo thiên hướng Công đảng), và cựu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith.

Lá thư lên án ĐCSTQ đã trừng phạt các nghị sĩ, học giả và luật sư Anh vì “tội ác” của họ là dám dũng cảm bảo vệ nhân quyền của những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương; đồng thời cũng lên án lệnh trừng phạt của ĐCSTQ đối với các nghị sĩ hoặc tổ chức ở châu Âu, Canada và Mỹ: “(ĐCSTQ) đã có động thái tấn công chưa từng thấy đối với các đại biểu dân bầu của thế giới phương Tây, (chúng tôi) yêu cầu phản ứng mạnh mẽ…”

Trong tình trạng đó, bức thư kêu gọi trừng phạt Bí thư Đảng ủy Tân Cương là Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), trừng phạt các quan chức và thực thể đàn áp phong trào dân chủ của Hồng Kông:

“(Các biện pháp trừng phạt đối với ĐCSTQ) bao gồm mở rộng danh sách trừng phạt, sử dụng ‘Luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky’ để xử phạt các quan chức và thực thể tiếp tục vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ và đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông”.

– “Rõ ràng, mối quan hệ được gọi là ‘thời kỳ vàng’ giữa Trung Quốc và Anh đã kết thúc. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Anh ngay lập tức xem xét, công bố và thực hiện một chiến lược liên ngành để phản ứng với nhà cầm quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đang gây thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với thế giới dân chủ”.

Trước đó, các nước Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu đã liên tiếp ra các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ và các thực thể liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Đáp trả, ĐCSTQ đã đưa ra cái gọi là các biện pháp trừng phạt chống lại Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu, trong đó có 9 cá nhân và 4 thực thể của Anh.

Sau lệnh trừng phạt của ĐCSTQ, ông Johnson lên tiếng ủng hộ những cá nhân và thực thể của Anh vì họ có quyền tự do ngôn luận, cũng ca ngợi họ vì góp phần quan trọng trong việc vạch trần tội vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương.

Ngày 22/4 tới đây, Quốc hội Anh sẽ tranh luận và bỏ phiếu về việc có xảy ra tội ác nhân đạo và “diệt chủng” ở Tân Cương hay không, trong khi Mỹ và Canada đều đã lần lượt ra tuyên bố xảy ra “diệt chủng” ở Tân Cương.

Theo Từ Giản, Epoch Times 

Xem thêm:

Từ Giản

Published by
Từ Giản

Recent Posts

Người hỗ trợ pháp lý cho Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh nói về vụ án ở Tây Ban Nha

Bà Trần Trà My cho biết toà án Palma de Mallorca (Tây Ban Nha) đã…

12 phút ago

Quảng Bình xác định có 3 viên chức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh giả

Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình phát hiện có 3 viên chức sử dụng chứng…

1 giờ ago

Bầu cử Mỹ 2024: Những vấn đề sáng rõ và ẩn số còn trong bóng tối

TS. Hà Thanh Liên đã có những nhận định mới trước thềm bầu cử Tổng…

2 giờ ago

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tuyên án vụ 7 thanh tra giao thông nhận hối lộ

Nhiều chủ xe khai bị các bị cáo là Thanh tra giao thông chặn đường…

3 giờ ago

Thủy triều lớn xuất hiện ở nhiều nơi tại Trung Quốc [VIDEO]

Ngày 21/10, nhiều tỉnh thành của Trung Quốc như Thiên Tân, Giang Tô, Phúc Kiến,…

3 giờ ago

Luật sư nhân quyền David Matas kiên trì vạch trần nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc

Bộ phim tài liệu “Thợ săn công lý” tập trung vào cuộc điều tra của…

3 giờ ago