Ngay cả khi đang phải cố gắng ứng phó với đại dịch COVID-19, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục bức hại các học viên Pháp Luân Công, theo một tài liệu nội bộ bị rò rỉ từ năm 2020.

đàn áp người tập Pháp Luân Công
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu từ ngày 20/7/1999. (Ảnh: Minghui.org)

Tài liệu chính thức (từ một huyện thuộc miền đông Trung Quốc) đã liệt kê chiến dịch đàn áp các học viên Pháp Luân Công và coi đây là một trong số những “thành tựu” quan trọng trong năm 2020, cùng với các nhiệm vụ khác như kiểm soát đại dịch và “duy trì ổn định xã hội”.

Pháp Luân Công (Falun Gong), còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa), là một môn tu luyện tinh thần có nguồn gốc ở miền đông bắc Trung Quốc từ năm 1992, bao gồm 5 bài công pháp chậm rãi và các bài giảng giúp con người cải thiện tâm tính dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.

Dữ liệu chính thức báo cáo rằng có 70-100 triệu học viên tu luyện ở Trung Quốc vào năm 1999. Tuy nhiên, sau khi cảm thấy bị đe dọa bởi sự phổ biến và độc lập của môn tu tập này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999. Kết quả là, hàng triệu người đã bị giam giữ phi pháp trong các nhà tù, trại lao động, và các cơ sở khác, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (Falun Dafa Information Center).

Gần đây, tờ The Epoch Times đã nhận được một tài liệu nội bộ có tên là: “2020 Work Summary and 2021 Work Plan of the district PLAC” (Tạm dịch: “Tóm tắt Công việc năm 2020 và Kế hoạch Làm việc năm 2021 của Ủy ban Chính trị và Pháp luật cấp huyện”), do Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) huyện Ngô Trung (Wuzhong) ban hành vào tháng 11/2020. Huyện Ngô Trung nằm ở thành phố Tô Châu (Suzhou), tỉnh Giang Tô (Jiangsu).

PLAC là một cơ quan thuộc ĐCSTQ chuyên giám sát các cơ quan cảnh sát, tòa án và nhà tù ở Trung Quốc; có các chi nhánh ở mỗi tỉnh, thành phố và thị trấn.

Trong bản tóm tắt công việc trong năm 2020, PLAC cấp huyện cho biết rằng họ đã phát động một chiến dịch kéo dài 100 ngày để đàn áp trên diện rộng môn tu luyện Pháp Luân Công và các học viên, nhằm thực hiện cái gọi là “chuyển hóa”.

“Chuyển hóa” là một cái tên do ĐCSTQ đặt ra, nhằm ép buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của mình bằng cách quấy rối, tẩy não và tra tấn. Hàng nghìn người được xác nhận là đã bị bức hại một cách tàn bạo cho đến chết.

Ít nhất 17 học viên Pháp Luân Công tử vong ở huyện Ngô Trung

Tờ The Epoch Times đã nhận được một báo cáo dữ liệu khác vào năm 2017 từ Lực lượng An ninh Quốc gia ở huyện Ngô Trung, trong đó chỉ ra rằng có ít nhất 17 học viên Pháp Luân Công tại đây đã bị thiệt mạng vì giữ vững đức tin của mình.

Theo tài liệu nêu trên, vào ngày 24/7/2017, có 153 học viên địa phương đã bị chính quyền huyện Ngô Trung theo dõi.

Kể từ tháng 7/1999, hơn 4.600 học viên Pháp Luân Công đã thiệt mạng trong cuộc bức hại ở Trung Quốc. Tên của các nạn nhân, dữ liệu thống kê và các bản tóm tắt ngắn gọn về những trường hợp tử vong được xác nhận đều có trên trang Minghui.org.

Số người qua đời trên thực tế được cho là lớn hơn nhiều bởi có hàng nghìn trường hợp vẫn chưa được xác nhận.

Chiến dịch “gõ cửa”

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng vào đầu tháng 5/2017, Lực lượng An ninh Quốc gia ở huyện Ngô Trung đã thực hiện tổng cộng 24 “chuyến thăm” đến từng nhà các học viên tại địa phương, tuân theo chỉ thị “gõ cửa” (door knocking) do Bộ Công an Trung Quốc ban hành.

Kể từ tháng 2/2017, chiến dịch này đã lan rộng đến 28 tỉnh, thành phố và khu vực ở Trung Quốc đại lục để thu thập các thông tin cá nhân, chụp ảnh, quay video hoặc thậm chí bắt giữ các học viên Pháp Luân Đại Pháp, theo trang Minghui.

Do nỗ lực bức hại Pháp Luân Công, Ngô Trung đã được Quốc vụ viện Trung Quốc đánh giá là “huyện kiểu mẫu” vào năm 2015. “Kế hoạch làm việc năm 2021” cũng đặt ra mục tiêu là kiểm soát một cách tuyệt đối các học viên Pháp Luân Công.

Năm 1999, Pháp Luân Công bị ĐCSTQ phỉ báng là “tà giáo” ở Trung Quốc đại lục. Thuật ngữ này thường bị dịch sai sang tiếng Anh là “giáo phái (cult)”.

Một báo cáo có tên là “The Battle for China’s Spirit” (Tạm dịch: “Trận chiến vì tinh thần của Trung Quốc”), được phát hành vào năm 2017 bởi tổ chức phi lợi nhuận Freedom House có trụ sở tại Mỹ, nói rằng Pháp Luân Công không được xem là một giáo phái.

Pháp Luân Đại Pháp hiện đang được đón nhận và tập luyện ở hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới, trong khi cuốn sách chính “Chuyển Pháp Luân (Zhuan Falun)” đã được dịch sang 40 thứ tiếng.

Sự lo lắng của Bắc Kinh

Một báo cáo khác của PLAC thành phố Tô Châu có tên là “Suzhou Political and Legal Opinion Weekly Report” (Tạm dịch: “Báo cáo hàng tuần về ý kiến ​​chính trị và pháp lý ở Tô Châu”), tiết lộ những lo ngại của Bắc Kinh đối với Pháp Luân Công. Tài liệu trên được gắn nhãn là “Thông tin nội bộ”.

Trong phần “Recent Risks and Suggestions” (Tạm dịch: “Những Rủi ro Gần đây và Đề xuất”), tài liệu đã kiến nghị việc ngăn chặn Pháp Luân Công thực hiện các hành động “tuyên truyền”, đề cập đến các biểu ngữ xuất hiện giữa các cộng đồng ở thành phố Hiếu Cảm (Xiaogan), tỉnh Hồ Bắc (Hubei).

Báo cáo được phát hành vào ngày 12/5/2017, một ngày trước “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, đồng thời là ngày sinh của Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Kể từ năm 2000, hàng năm vào ngày 13/5, các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới tổ chức gặp mặt để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Trong khi đó, các học viên Trung Quốc đại lục chọn cách dán tờ rơi và treo biểu ngữ ở những nơi công cộng trong giai đoạn này, dưới áp lực của ĐCSTQ.

Tài liệu nội bộ cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền ở thành phố Từ Châu (Xuzhou), tỉnh Giang Tô ban hành, có liên quan đến “nền tảng phân loại từ khóa”.

Tài liệu này cho thấy “Pháp Luân Công” được liệt kê là từ khóa cần phải bị kiểm duyệt trong dư luận, cùng với nhiều từ khóa và chủ đề ​​khác, chẳng hạn như các nội dung liên quan đến tai nạn nghiêm trọng, biểu tình đám đông, các nhà bất đồng chính kiến ​​và luật sư nhân quyền.

Theo The Epoch Times,

Phan Anh

Xem thêm: