Indonesia: 24 bác sĩ chết vì COVID-19, số ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục

Indonesia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 tăng cao nhất trong một ngày vào thứ Hai 6/4, trong khi đó hiệp hội y khoa nước này nói rằng 24 bác sĩ đã qua đời sau khi nhiễm virus. 

Số ca tử vong trong số các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 đã tăng gấp đôi kể từ tuần trước, trong khi nhiều người chỉ trích tình trạng thiếu trang bị bảo hộ cho các nhân viên y tế tại Indonesia.

Hôm thứ Hai, số ca nhiễm bệnh tại nước này tăng thêm 218 ca, lên 2.491, trong số đó 209 người đã tử vong. Indonesia có số lượng tử vong vì nhiễm COVID-19 cao nhất tại Châu Á bên ngoài Trung Quốc.

“Xu hướng bác sĩ tử vong đang tăng chóng mặt”, phát ngôn viên Halik Malik của Hiệp hội Bác sĩ Indonesia nói

“Rủi ro các nhân viên y tế bị nhiễm virus luôn luôn tồn tại, nhưng quan trọng là họ cần phải được bảo vệ càng nhiều càng tốt”, Malik nói.

Nhiều tổ chức nhân quyền, trong đó có Ân xá Quốc tế đã bày tỏ “lo ngại về tỷ lệ tử vong cao trong số các nhân viên y tế.

“Cái chết của các nhân viên y tế không chỉ là một con số, mà là hồi chuông báo động khiến đất nước phải sửa chữa hệ thống y tế trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia”, các nhóm nhân quyền ra một khuyến cáo chung hôm thứ Bảy.

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong trong số người mắc COVID-19 cao tại nước này (8,4%) chỉ ra rằng quy mô dịch bệnh ở đây lớn hơn nhiều con số thống kê chính thức tại quốc gia đông dân thứ tư thế giới này.

Các cơ quan tình báo của Indonesia tuần trước tiết lộ rằng họ dự đoán số ca nhiễm bệnh sẽ đạt đỉnh trong vòng 3 tháng tới, vượt qua con số 100.000 người nhiễm vào tháng Bảy.

Tổng thống Joko Widodo nói trong một buổi họp nội các vào thứ Hai rằng các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã được phân phối trên khắp các bệnh viện của Indonesia, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng các quan chức địa phương không được giám sát việc vận chuyển các thiết bị này tới bệnh viện.

Theo Reuters, các nhân viên y tế của Indonesia đã gặp phải tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân, thậm chí một số bác sĩ đã phải mặc áo mưa và tự mang khẩu trang từ nhà để bảo vệ bản thân khỏi virus.

Việc thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và cơ sở điều trị tăng cường đã làm dấy lên lo ngại rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh có thể đẩy hệ thống y tế của Indonesia tới bờ vực đổ vỡ.

Theo ông Doni Monardo, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống dịch của chính phủ, ít nhất 10 tỉnh của Indonesia, trong đó có các tỉnh phía đông như Maluku và Papua, thiếu cơ sở vật chất để chống lại dịch bệnh.

Trong những tuần gần đây, Indonesia đã phải sửa lại một trại tị nạn thời chiến tranh Việt Nam ở hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Sumatra để làm cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Trọng Đức

Xem thêm:

Trọng Đức

Published by
Trọng Đức

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

5 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

8 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

12 giờ ago