Hôm Chủ nhật (5/12), Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết, vụ phun trào núi lửa Semeru đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 56 người bị thương. Đội tìm kiếm đang tìm kiếm các nạn nhân trong khu vực phủ đầy tro núi lửa.
Hôm thứ Bảy (ngày 4/12), ngọn núi Semeru, ngọn núi cao nhất trên đảo Java, phun ra tro núi lửa và những đám mây nóng, bao trùm các ngôi làng gần tỉnh Đông Java, khiến người dân hoảng loạn bỏ chạy.
Cơ quan chức năng cho biết, vụ phun trào núi lửa đã cắt đứt cây cầu chiến lược nối hai khu vực gần Lumajang với thành phố Malang và làm hư hại các nhà cửa.
Một quan chức BNPB cho biết trong một cuộc họp báo vào tối Chủ nhật (ngày 5/12) rằng 14 người đã thiệt mạng, 56 người bị thương (hầu hết là bỏng) và 1.300 người đã phải sơ tán.
Ngày 5/12/2021, cảnh tượng lưu lại sau khi núi lửa Semeru phun trào. (Ảnh: JUNI KRISWANTO/AFP via Getty Images).
Một người có mặt tại hiện trường nói với Reuters, tại khu vực Sumberwuluh, tro núi lửa dày đặc màu xám bao phủ những ngôi nhà bị hư hại, trong khi một số nhân viên tình nguyện cố gắng ngăn những người lái xe muốn về nhà.
Trong một khu vực bao phủ bởi đống tro tàn, một số ngôi nhà gần như bị chôn vùi hoàn toàn, và một chiếc xe tải chỉ có thể nhìn thấy phần nóc của khoang lái. Một số dân làng chạy nạn đã tìm cách mang cả gia súc đi.
Một quan chức cơ quan ứng phó thảm họa địa phương cho biết, những trở ngại khác đối với việc cứu trợ thiên tai bao gồm nham thạch lớn nặng và trầm tích núi lửa nóng.
Ngày 5/12/2021, người dân mang cả gia súc đi di tản. (Ảnh: JUNI KRISWANTO/AFP via Getty Images).
Taufiq Ismail Marzuqi, một cư dân và tình nguyện viên ở Lumajiang, nói với Reuters rằng công tác cứu hộ rất khó khăn do những cây cầu bị gãy và các tình nguyện viên thiếu kinh nghiệm.
Một đoạn video được ông ghi lại cho thấy, cảnh sát và lực lượng quân đội đang cố gắng đào thủ công để đưa thi thể ra.
Người phụ trách của BNPB nói rằng BNPB sẽ tái xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy, các thiết bị hạng nặng đang được bố trí bao gồm cả máy xúc và máy ủi.
Thoriqul Haq, một quan chức địa phương Lumajang trước đó cho biết, công nhân khai thác cát đã bị mắc kẹt xung quanh công trường họ đang làm việc.
BNPB cho biết, sau khi núi lửa Semeru phụ trào, 10 người bị mắc kẹt đã được di tản đến nơi an toàn.
Ngày 5/12/2021, cảnh tượng núi lửa bao phủ thôn làng. (Ảnh: AMAN ROCHMAN/AFP via Getty Images)
Quan chức cho biết, Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh cho cơ quan chức năng tìm kiếm và điều trị cho các nạn nhân.
Hôm 5/12, Bộ Giao thông Indonesia cho biết, núi lửa phun trào không làm gián đoạn các chuyến bay, nhưng nhắc nhở các phi công chú ý đến tro bụi.
Ngày 5/12/2021, trong một căn nhà khắp nơi đều là tro bụi núi lửa. (Ảnh: JUNI KRISWANTO/AFP via Getty Images)
Núi lửa Semeru nằm ở phía đông nam của đảo Java, có độ cao 3.676 mét so với mực nước biển, là ngọn núi lửa cao nhất và là thắng cảnh leo núi nổi tiếng trên đảo Java, đồng thời là một trong khoảng 130 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Núi lửa Semeru phun trào vào tháng Một năm nay, và không gây thương vong vào thời điểm đó.
Theo Trương Khiết, Epoch Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…