Israel hiện đang chuẩn bị kế hoạch nhằm đảm bảo quốc gia này có đủ nguồn cung vắc-xin COVID-19 trong trường hợp cần thực hiện việc tiêm liều thứ 4 cho người dân.
Trả lời phỏng vấn đài Radio 103FM, quan chức y tế hàng đầu thuộc Bộ Y tế Israel Nachman Ash cho biết: “Chúng tôi chưa biết rõ khi nào sẽ tiêm liều thứ 4. Tôi hy vọng liều thứ 3 có thể duy trì tác dụng lâu hơn để không phải tiêm liều bổ sung ngay trong vòng 6 tháng giống như lần này”.
Chủ yếu sử dụng vắc-xin Pfizer, cho đến nay Israel đã tiêm liều thứ 3 cho gần 2,8 triệu người kể từ khi bắt đầu chiến dịch vào tháng 8. Theo giới chức y tế nước này, hiệu quả bảo vệ của liều vắc-xin ban đầu sẽ bị sụt giảm sau 5 tháng, vậy nên cần phải tiêm liều bổ sung.
Mỹ và Anh dự kiến tiêm liều thứ 3 cho người dân vào tháng này, còn châu Âu cũng bắt đầu cân nhắc về kế hoạch tương tự. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi các quốc gia trì hoãn việc tiêm liều bổ sung cho đến ít nhất cuối năm 2021 để những quốc gia nghèo được tiếp cận với vắc-xin.
Ngoài những người đã tiêm liều thứ 3, có khoảng 2,7 triệu người khác/7 triệu người Israel đủ điều kiện tiêm chủng đã tiêm đủ 2 liều, trong khi gần 500.000 người đã tiêm 1 liều. Quốc gia này cũng có gần 1 triệu người chưa tiêm bất kỳ liều vắc-xin nào.
Từng là quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu về tiêm vắc-xin COVID-19, nhưng Israel lại trở thành một điểm nóng dịch bệnh vào đầu tháng 9. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), do sự lây lan của biến thể Delta, Israel có tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người cao nhất thế giới trong tuần tính đến ngày 4/9.
Theo Bloomberg,
Phan Anh
Xem thêm:
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…