Israel đã công bố kế hoạch về một trong những khu định cư mới đề xuất tại khu Bờ Tây (sông Jordan), Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich nói hôm thứ Tư (14/8), theo Reuters đưa tin.
Bộ trưởng Bezalel Smotrich cho biết động thái công bố kế hoạch về khu vực định cư mới là để đáp trả những hành động của ban lãnh đạo Bờ Tây người Palestine và việc các nước đã lên tiếng công nhận nhà nước Palestine.
“Không quyết định chống Israel nào hoặc chống Do Thái nào sẽ ngăn chặn được sự phát triển của khu định cư. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với những ý tưởng nguy hiểm về một nhà nước Palestine. Đây là sứ mệnh cả đời tôi”, ông Bezalel Smotrich nói.
Hầu hết các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhìn nhận các khu định cư được xây dựng tại khu Bờ Tây và lãnh thổ khác mà Israel đã chiếm đón trong chiến tranh Trung Đông 1967 là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Israel bác bỏ nhìn nhận này, viện dẫn về các mối quan hệ mang tính lịch sử và tôn giáo của người Do Thái đối với vùng đất này.
Israel hồi tháng Sáu loan báo rằng họ sẽ hợp pháp hóa năm khu định cư tại Bờ Tây, thành lập thêm ba khu định cư mới tại đây, đồng thời chiếm giữ các vùng đất rộng lớn nơi mà người Palestine theo đuổi tạo dựng một nhà nước độc lập. Động thái này của Israel đã làm gia tăng thêm sự giận dữ của người Palestine.
Bộ trưởng Smotrich là thuộc đảng ủng hộ định cư Bờ Tây, và cá nhân ông cũng là một người định cư. Ông nói rằng khu định cư 60 hecta được gọi là Nachal Heletz này sẽ hình thành một phần của vùng định cư Gush Etzion và kết nối với khu vực gần kề Jerusalem.
Peace Now, một tổ chức phi chính phủ của người Israel, tuyên bố: “Ông Smotrich tiếp tục thúc đẩy tình trạng sáp nhập trên thực tế, bất chấp Công ước UNESCO mà Israel là bên ký kết, và tất cả chúng ta sẽ phải trả giá”.
Chính quyền Palestine (PA) đang điều hành giới hạn Bờ Tây dưới sự chiếm đóng của quân đội Israel. PA tái khẳng định rằng việc xây dựng khu định cư của người Do Thái và xóa bỏ nhà cửa của người Palestine đã cấu thành hành vi thanh trừng sắc tộc. Israel đã bác bỏ cáo buộc này.
Hồi tháng Năm, Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy đã gia nhập cùng đa số các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc lên tiếng công nhận nhà nước Palestine, nhìn nhận việc thành lập một nhà nước như vậy bên cạnh nhà nước Israel là cách duy nhất để đảm bảo có được hòa bình lâu dài giữa Israel và Palestine.
Kề từ khi ký Hiệp định Oslo vào đầu những năm 1990, tiến trình đạt được tư cách nhà nước Palestine độc lập vẫn không có nhiều tiến triển.
Hải Đăng
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…