Johnson: Anh sẽ không tẩy chay Thế vận hội Mùa đông dù TQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Ngày 24/2, khi được hỏi liệu về việc Vương quốc Anh có nên tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 vì chính quyền nước này đàn áp người Duy Ngô Nhĩ hay không, Thủ tướng Boris Johnson đã cho biết nước Anh sẽ không ủng hộ việc tẩy chay hoạt động thể thao này.

Trong buổi Chất vấn Thủ tướng tại Hạ viện, ông Ed Davey, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do đã nêu vấn đề: “Ngày nay, hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc sống trong nỗi sợ hãi dưới một chế độ tàn ác. BBC, các hãng truyền thông quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền đều đưa tin về các trại lao động cưỡng bức, phụ nữ bị cưỡng hiếp và ép triệt sản, các gia đình bị ly tán. Đây thực sự là một cuộc diệt chủng đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.”

Ông Ed Dave hỏi liệu Thủ tướng Johnson có đồng ý về việc “trừ khi Trung Quốc chấm dứt chế độ diệt chủng này, nếu không, Anh và Team GB (Đội Olympic Vương quốc Anh và Bắc Ireland) nên tẩy chay Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh vào năm tới” hay không.

Động thái này của ông Ed Dave diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi trên toàn thế giới yêu cầu chuyển Thế vận hội 2022 ra khỏi Trung Quốc. Ngày 2/2, một liên minh hơn 180 nhóm, bao gồm Mạng lưới Tây tạng Quốc tế, Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, và Tổ chức Đức sát cánh cùng Hồng Kông (Germany Stands with Hong Kong), đã ký một lá thư chung gửi đến các nhà lãnh đạo thế giới, kêu gọi chính phủ các nước tẩy chay Thế vận hội mùa đông tại Bắc Kinh 2022.

Đáp lại, Thủ tướng Boris Johnson nói rằng ông Davey “hoàn toàn đúng khi nêu bật cuộc đàn áp kinh hoàng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương”.

“Chúng ta đang dẫn đầu hành động quốc tế ở Liên Hợp Quốc nhằm yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, và chúng ta sẽ tiếp tục phối hợp với Hoa Kỳ, các nước bạn bè và đối tác trên toàn thế giới để làm điều đó.”

Tuy nhiên, ông cho biết Vương quốc Anh “thông thường không ủng hộ việc tẩy chay các hoạt động thể thao”“đó là lập trường dài hạn” của chính phủ mà ông đứng đầu.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (Ảnh: Getty Images)

Tháng trước, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã công bố một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn các tổ chức của Anh đồng lõa với các vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ.

Mới đây, phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào ngày 22/2, ông Dominic Raab nhấn mạnh: “Tình hình tại Tân Cương đã ‘vượt quá giới hạn thấp nhất’, bao gồm nhiều hành vi bức hại như cưỡng bức lao động và cưỡng bức phụ nữ triệt sản, từ những nội dung báo cáo liên quan mà xét thì hành động này đã là ‘quy mô lớn’. Chúng ta có trách nhiệm chung, cần đảm bảo những sự việc như thế này không thể tiếp tục xảy ra.”

Ông lên án “tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi” của chính quyền Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh cho phép Liên Hợp Quốc tiến hành các biện pháp điều tra “khẩn cấp và không bị kiểm soát” để xem liệu có phải đã xảy ra tình trạng ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hay không.

Thế nhưng, điều đáng chú ý là ông Johnson đã không đồng thuận với Hoa Kỳ khi tuyên bố việc Bắc Kinh lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ là “tội diệt chủng”.

Ông nói trước Quốc hội hôm 20/1 rằng việc kết tội diệt chủng là “một vấn đề tư pháp”, mặc dù ông cho biết cá nhân ông coi “những gì đang xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ là hoàn toàn đáng ghê tởm”.

Liên quan đến tội diệt chủng, Điều 2 trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội ác diệt chủng, đã định nghĩa “diệt chủng” là hành vi cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc cục bộ một dân tộc, nhân chủng, chủng tộc hoặc đoàn thể tôn giáo. Những hành vi này bao gồm: (a) sát hại các thành viên của nhóm người; (b) gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần; (c) gây nên sự diệt vong của nhóm người bằng cách cố tình buộc họ phải chịu những điều kiện sống tồi tệ; (d) áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm người đó; và (e) dùng vũ lực chuyển trẻ em trong nhóm người đó sang một nhóm khác. Bất kỳ một hành vi nào được liệt kê ở trên đều đủ để cấu thành tội diệt chủng.

Tháng trước, chính phủ của ông Johnson đã chỉ thị cho các nhà lập pháp từ Đảng Bảo thủ cầm quyền bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi Dự luật Thương mại, mà đáng lẽ tòa án của Vương quốc Anh có quyền thu hồi các thỏa thuận thương mại với các quốc gia liên quan đến các vụ diệt chủng.

Các nhà lập pháp Anh từ cả đảng cầm quyền và đảng đối lập đều nói rằng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky nên được áp dụng đối với những quan chức Trung Quốc nào trực tiếp tiến hành cuộc đàn áp ở Tân Cương.

Tháng 7/2020, chính phủ Anh đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các cá nhân liên quan đến vi phạm nhân quyền hoặc tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, cho đến nay chính phủ Anh vẫn chưa hề áp dụng chính sách mới này đối với các quan chức Trung Quốc.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

2 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

3 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago