Không Trung Quốc tại đàm phán đa phương ban đầu về hòa bình Triều Tiên?

Sau hội nghị thượng đỉnh Kim – Moon thành công, Hàn Quốc đang chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán với Bắc Hàn và Mỹ để giải quyết các vấn đề liên quan tới bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, nhưng Trung Quốc sẽ không tham gia vào các vòng đàm phán ban đầu, tờ Hoa Nam Buổi Sáng cho biết theo một nguồn tin từ một nhà ngoại giao ẩn danh tại Seoul.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều hôm 27/4 có thể tạo ra bước ngoặt trên bán đảo Triều Tiên

Nhà ngoại giao không nêu danh tính nói rằng cả hai miền Triều Tiên đều muốn giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trên bán đảo, nhưng họ cũng đã thừa nhận rằng họ cần sự ủng hộ của Bắc Kinh vì cường quốc này vẫn là đối tác quan trọng trong khu vực.

Động lực tiến tới giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân và thậm chí là thống nhất Triều Tiên đang tăng lên sau khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã cam kết sẽ kết thúc hơn sáu thập kỷ thù địch. Tuy vậy, các nhà phê bình quốc tế cho rằng thỏa thuận liên Triều vừa qua vẫn thiếu lộ trình và các chi tiết cần có để đạt được các mục tiêu của họ.

Đối với Hàn Quốc, họ muốn ưu tiên tổ chức đối thoại với Bắc Hàn và Mỹ vì nếu có Trung Quốc tham gia có thể giảm bớt ảnh hưởng của Seoul trong các cuộc đàm phán.

Về phía Bắc Hàn, nhà ngoại giao tại Seoul cho rằng mặc dù Bình Nhưỡng phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, thực phẩm và các viện trợ nhân đạo khác từ Trung Quốc và Bắc Kinh thực tế đang giữ vai trò kiểm soát chế độ nhà họ Kim, nhưng Bắc Hàn có thể có lựa chọn khác thay thế dựa vào Hàn Quốc và Mỹ nếu mối quan hệ liên Triều tiếp tục được cải thiện sau hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Sáu (27/4) và cuộc gặp dự kiến giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu.

Seoul có thể là trung gian để tìm kiếm nền tảng chung giữa Bình Nhưỡng và Washington bằng cách giúp hai nước này thu hẹp các khác biệt, tạo dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và cũng chia sẻ các di sản chung của hai miền Triều Tiên”, nhà ngoại giao giấu tên nói.

Được biết, tuyên bố chung Kim – Moon phát đi sau hội nghị thượng đỉnh vừa qua tại làng biên giới Bàn Môn Điếm nói rằng hai bên sẽ làm việc cùng nhau để chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên ngay trong năm nay thông qua các cuộc đàm phán ba bên với Mỹ hoặc đàm phán bốn bên với việc có thêm Trung Quốc.

Những thỏa thuận khác mà Nam Bắc Hàn đạt được bao gồm cùng làm việc hướng tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” và một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân, tái khởi động chương trình đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán do chiến tranh và dừng các hành động thù địch chống lại nhau.

Nhà ngoại giao giấu tên nhận định rằng mặc dù Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trên bán đảo Triều Tiên với vị thế một trong ba bên ký vào thỏa thuận ngừng bắn năm 1953, cùng với Mỹ, Bắc Hàn và Bắc Kinh cũng đã ủng hộ cả về chính trị và kinh tế lâu dài cho Bình Nhưỡng, nhưng Trung Quốc có thể trở thành bên ít ảnh hưởng hơn nếu mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên được cải thiện.

Tất nhiên, cả Seoul và Bình Nhưỡng sẽ thông báo cho Trung Quốc về kết quả của bất kỳ cuộc đàm phán nào vì chúng tôi cần sự ủng hộ của Trung Quốc”, tờ Hoa Nam Buổi Sáng dẫn phát biểu của nhà ngoại giao Seoul.

Hôm thứ Sáu (27/4), Trung Quốc đã nói rằng họ chào mừng kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh liên Triều và sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò chủ động trong tiến trình này. Trước đó Bắc Kinh cũng cho biết họ hoan nghênh những nỗ lực của Mỹ và Bắc Hàn trong việc cải thiện mối quan hệ của họ.

Trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, ông Mao Trạch Đông đã điều động gần 3 triệu lính Trung Quốc sang hỗ trợ Bắc Hàn, và ước tính lính Trung Quốc tử trận vào khoảng 180.000 người.

Ông Trương Liễn Khôi (Zhang Liangui), giáo sư về nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Trường Đảng Trung Ương tại Bắc Kinh cho biết người ta “có thể đoán trước” rằng hai miền Triều Tiên sẽ không muốn Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán.

Đây là điều chắc chắn, vì cả hai miền Triều Tiên đều đã và đang muốn loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc”, ông Trương nói.

Ông John Delury, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Yonsei tại Seoul, cho hay đã có “sự trớ trêu nhất định” trong lập trường của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc khuyến khích Bình Nhưỡng đàm phán trực tiếp với Washington về phi hạt nhân hóa.

Bây giờ người Mỹ đang đàm phán với người Bắc Hàn… và chúng ta đang thấy Trung Quốc hồi hộp, đơn giản bởi vì Bắc Kinh chưa ngồi vào bàn đàm phán”, ông Delury nói.

Tuy nhiên, ông Moon Hee-sang, một nhà lập pháp Hàn Quốc thuộc đảng Dân chủ cầm quyền, cho hay các cuộc đàm phán ba bên với Mỹ sẽ chỉ là “bước chuyển tiếp”.

Sau các cuộc đàm phán ba bên, các cuộc đàm phán bốn bên với sự tham gia của Trung Quốc chắn chắn sẽ diễn ra. Trung Quốc sẽ không bị bỏ qua – đó không phải là điều quan ngại. Trung Quốc là một bên tham gia ký kết Thỏa thuận Đình chiến Triều Tiên năm 1953 và sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán tương lai để chính thức kết thúc cuộc chiến tranh đó và tiến tới hiệp định hòa bình”, ông Moon Hee-sang nhận định.

Nhà lập pháp Hàn Quốc nêu trên lý giải rằng: “Lý do các cuộc hội đàm ba bên sẽ diễn ra trước là vì Bình Nhưỡng, Washington và Seoul cần ngồi với nhau và nói chuyện về thỏa thuận phi hạt nhân hóa trước khi họ chuyển tới trao đổi về kết thúc chiến tranh hay hiệp định hòa bình”.

Ông Moon Hee-sang nói rằng Bắc Hàn cũng muốn Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán.

Bình Nhưỡng sẽ cảm thấy không yên tâm nếu Bắc Kinh không có mặt khi đàm phán hiệp định hòa bình, và Bắc Hàn sẽ yêu cầu Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán tương lai. Hòa giải liên Triều không có nghĩa bớt đi ảnh hưởng của Trung Quốc – chúng ta phải chú ý tới vị trí địa chính trị của bán đảo Triều Tiên”, ông Moon Hee-sang nói thêm.

Ông Tài Giản (Cai Jian), chuyên gia về quan hệ Trung- Triều của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nói rằng Bình Nhưỡng đã từng cố gắng thoát Trung nhưng đều thất bại.

Khi thế giới gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng bằng việc tăng cường chế tài, Bắc Kinh là nước duy nhất ủng hộ và bảo vệ chế độ nhà họ Kim, vì vậy việc Bắc Hàn quay lưng lại với Trung Quốc là điều không thể”, ông Tài Giản nói.

Nhà lập pháp Hàn Quốc Moon Hee-sang còn cho rằng Trung Quốc cũng có lợi ích từ việc thống nhất Triều Tiên trong tương lai, Bắc Kinh sẽ có ảnh hưởng tại phần phía Bắc của nước Triều Tiên thống nhất.

Hợp tác kinh tế giữa bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc sẽ được tăng cường, và vì vậy ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây sẽ chỉ tăng lên trong tương lai”, ông Moon Hee-sang khẳng định.

Yên Sơn (Theo tờ Hoa Nam Buổi Sáng)

Xem thêm:

Yên Sơn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Yên Sơn

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

7 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

16 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

25 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

35 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

40 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago