“Một vành đai Một con đường”: Ai gài bẫy cho ai?

Tháng Tư, 27 Đại sứ Liên minh châu Âu trú tại Trung Quốc đã ký một tuyên bố chung nghiêm khắc lên án kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” mà Chính phủ Trung Quốc đang triển khai, họ đã cáo buộc kế hoạch triển khai mờ ám, không có đấu thầu công khai, chỉ mang lại lợi ích cho các công ty Trung Quốc, làm tổn hại đến lợi ích của các quốc gia dọc tuyến “Một vành đai, Một con đường”.

Diễn đàn “Một vành đai và Một đường” tại Bắc Kinh năm 2017 (Ảnh: Getty Images).

Tấn công của Liên minh châu Âu là trở ngại mới nhất mà sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” của nhà cầm quyền Trung Quốc gặp phải. Thực tế, kể từ khi ông Tập Cận Bình khởi động kế hoạch này vào năm 2013, không chỉ các quốc gia phương Tây không tham gia, ngay cả những quốc gia tương đối gần gũi với Trung Quốc cũng bắt đầu cảm thấy không hài lòng, đã nảy sinh những nghi ngờ. Các nước như Pakistan, Nepal, Myanmar, Thái Lan đã lần lượt hủy bỏ các dự án đầu tư hoặc các khoản vay xây dựng từ Trung Quốc, chẳng hạn như thủy điện, đập, đường sắt cao tốc.

“Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc đang gây ra cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng cho các nước dọc theo tuyến đường. Cho đến nay, ít nhất chín quốc gia đã lần lượt thắp sáng đèn đỏ khất nợ Trung Quốc, bao gồm: Sri Lanka, Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan. “Một vành đai, Một con đường” dường như là một cái bẫy nợ mà nhà cầm quyền Trung Quốc gài bẫy các quốc gia dọc theo tuyến đường.

Năm 2017, do nợ Trung Quốc hơn một tỷ đô la Mỹ nên nước Nam Á Sri Lanka đã buộc phải bàn giao một bến cảng (cảng Hambantota) và khu đất gần bến cảng cho một công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc, sự kiện từng khiến những người dân địa phương biểu tình phản đối mạnh mẽ.

Năm 2018, quốc gia châu Phi Djibouti đang đứng trước nguy cơ bị mất quyền kiểm soát bến cảng quan trọng (cảng Doraleh) do nợ Trung Quốc. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ quân sự trong nước này, vị trí cách không xa căn cứ quân sự của Mỹ, và đã khiến Mỹ cảnh giác.

Căn cứ quân sự của Trung Quốc được xây dựng ở Djibouti là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, có cơ sở trú ẩn ngầm rộng lớn. Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đang chuẩn bị xây dựng một căn cứ quân sự thứ hai ở nước ngoài tại Pakistan, cụ thể là cảng Gwadar ở Pakistan, tiếp giáp với biên giới Iran.

Rõ ràng, chờ đợi cơ hội để thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài là một trong những ý đồ của nhà cầm quyền Trung Quốc trong kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”. Bởi vì Mỹ là nước chiến thắng trong Thế chiến thứ Nhất, thứ Hai và cả Chiến tranh Lạnh, thậm chí có sức mạnh mềm của dân chủ nên đã được mời đóng quân đội trên các nơi của thế giới để bảo vệ hòa bình thế giới, được đa số các quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Còn bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc, vì chế độ độc tài làm mất hình ảnh, bị cả thế giới chê bai, mặc dù mới nổi lên mạnh mẽ, có quân lực hùng hậu, nhưng không vươn ra khỏi được đất nước. Vì vậy, Trung Nam Hải nghĩ kế hoạch định dự án “Một vành đai, Một con đường” để “viện trợ kinh tế” nhằm âm thầm vì mục tiêu chính trị kiểm soát thế giới; nhòm ngó khắp xung quanh để tìm chỗ đứng, và chờ đợi cơ hội để thành lập các căn cứ quân sự.

Mục tiêu lâu dài của nhà cầm quyền Trung Quốc là đi từ lĩnh vực kinh tế, sang chính trị và quân sự, đối đầu toàn diện với Mỹ, cạnh tranh quyền thống trị toàn cầu. “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc thậm chí còn trải rộng tại vùng Trung Đông và Trung Á đang đầy rối loạn, bất ổn chính trị và xung đột liên miên, cho thấy có vẻ như Trung Quốc muốn tìm đến các vùng mà lực lượng của Mỹ chưa thể che phủ, đánh vào khâu yếu nhất trong chiến lược của Mỹ.

Động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc được đánh đổi bằng những rủi ro về lợi ích thiết thân của người dân Trung Quốc. Một khi trỗi dậy xung đột hoặc đột biến chính trị tại các khu vực này, nguồn đầu tư khổng lồ của Trung Quốc sẽ tan tành chỉ trong chớp mắt, tiền kiếm được từ máu và mồ hôi của người dân Trung Quốc sẽ đi xuống cống. Thật đáng tiếc, người dân Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận và tham gia chính trị, không những không thể ngăn chặn hành vi mạo hiểm của chính quyền, chỉ biết đứng nhìn kẻ khác chi dùng mạo hiểm những đồng tiền từ máu và mô hôi của họ kiếm được. Lực bất tòng tâm! Từ góc nhìn này, “Một vành đai, Một con đường” lại giống như những cái bẫy mà nhà cầm quyền Trung Quốc đặt ra cho chính họ, hoặc những cái bẫy mà những người Cộng sản Trung Quốc đã đặt cho chính người dân Trung Quốc.

Tác giả bài viết này đã nhiều lần chỉ ra, “Một vành đai, Một con đường” của nhà cầm quyền Trung Quốc còn ngầm ẩn một vấn đề: “Đầu tư nước ngoài” là cái cớ để hợp pháp hóa tiền bẩn tham ô của thế lực cầm quyền độc tài cộng sản Trung Quốc và giới quyền quý tư bản đỏ, đó là biến tướng của rửa tiền. Đây có lẽ là thủ đoạn rửa tiền bí mật nhất và xảo quyệt nhất trên thế giới hiện nay.

(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm của ​​cá nhân tác giả).

Blog Trần Phá Không

Xem thêm:

Trần Phá Không

Published by
Trần Phá Không

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

15 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago