Truyền thông Nhật Bản phân tích chỉ ra, trong cuộc nói chuyện riêng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in hồi cuối tháng 4, ông Kim Jong-un có thể sử dụng thủ đoạn lừa bịp, còn trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5, do có nhân viên phiên dịch tại hiện trường ghi chép, khiến cho cuộc nói chuyện có thể tương đối thật thà hơn.
Ngày 27/4, tại “Nhà Hòa bình” Bàn Môn Điếm bên phía Hàn Quốc, hai nước Hàn – Triều đã tiến hành hội đàm, trong cuộc hội đàm, ông Kim Jong-un và ông Moon Jea-in cùng di dạo ngoài trời, và nói chuyện riêng khoảng 30 phút. Còn trong Hội đàm thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình tại Đại Liên hôm 7 – 8/5, ông Kim Jong-un cũng đi dạo cùng ông Tập Cận Bình.
Đối với 2 lần đi tản bộ nói trên, ngày 22/5, tờ Tin tức Kinh tế Nhật bản (Nihon Keizai Shimbun) đưa tin chỉ ra, quan chức tình báo Nhật, Mỹ, châu Âu nhất trí cho rằng, nội dung hội đàm Trung – Triều chân thực hơn. Ngoài ra, đối với ông Kim Jong-un mà nói, trước lúc diễn ra cuộc gặp cấp cao với ông Trump vào tháng sau, việc không bị bất cứ nước nào nhìn thấu ý đồ thực sự là việc vô cùng quan trọng.
Bản tin phân tích cho biết, ông Kim Jong-un là người đầu tiên lựa chọn “tản bộ ngoài trời”, đây là một mắt xích trong chính sách chống nghe lén của Bắc Triều Tiên. Nếu lựa chọn “tản bộ trong nhà”, rất khó để ngăn chặn nội bộ có người có ý kiến phản đối, sẽ đem nội dung nói chuyện tiết lộ cho Mỹ. Còn ở ngoài trời, hai người đi riêng cùng nhau, thì có thể xóa bỏ những rủi ro nói trên ở mức độ nào đó.
Bên cạnh đó, dù bị vệ tinh trinh sát của các nước chụp được hình ảnh, cũng không cách nào đọc được lời nói qua cử động môi để thu thập được nội dung nói chuyện.
Một mặt khác, trong cuộc hội đàm Trung – Triều tại Đại Liên, do có nhân viên phiên dịch đứng tại hiện trường ghi chép, cũng khiến cho nội dung cuộc hội đàm trở nên chuẩn xác hơn.
Bản tin nói, trong hội đàm Hàn – Triều, do hai vị nguyên thủ có cùng ngôn ngữ, nên khi tản bộ chỉ có duy nhất 2 người. Còn trong hội đàm Trung – Triều, cần phải có phiên dịch đi theo.
Có nhân sĩ ngoại giao Nhật – Mỹ chỉ ra, liệu có cần đến phiên dịch hay không, “ý nghĩa cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau”. Nếu có phiên dịch của 2 nước, vậy thì sẽ có người căn cứ vào nội dụng phiên dịch nghe được để viết ra nội dung hội đàm. Nếu chỉ có 2 nguyên thủ nói chuyện với nhau, mà không có bất cứ ghi chép gì, thì sẽ dễ có sai biệt trong nội dung hội đàm, không có cách nào để chứng minh, thậm chí có tình huống đơn phương nói dối để lừa đối phương.
Theo nhân sĩ ngoại giao Nhật- Mỹ tiết lộ, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng, “phát ngôn của ông Kim Jong-un được ông Moon Jea-in truyền đạt lại, chưa hẳn đều là lời thật lòng”.
Bên cạnh đó, từ tình hình phát sinh sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un gặp mặt ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 5, cùng việc ông Kim Jong-un “trở mặt” hôm 16/5 có thể thấy, việc Bắc Triều Tiên đơn phương hủy bỏ Hội nghị cấp cao Hàn – Triều, càng cho thấy không ngoại trừ khả năng Kim Jong-un có thể hủy bỏ cuộc gặp “Kim – Trump” tại Singapore vào tháng sau.
Bản tin chỉ ra, từ hàng loạt những thay đổi của ông Kim Jong-un có thể thấy sách lược đang ẩn dấu mà lại giảo hoạt của ông Kim Jong-un.
Huệ Anh
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…