Làn sóng phản đối chính sách giảng dạy ‘thuyết chủng tộc phê phán’ tại Mỹ

Một giáo viên kịch tại một trường trung học ở ngoại ô Chicago đã đệ đơn kiện về việc trường bắt giảng dạy cái gọi là chống phân biệt chủng tộc, tạo tình cảnh thù địch giữa học sinh da trắng với những người giảng dạy.

Người dân New Hampshire tụ tập trước tòa nhà chính quyền bang vào ngày 24/4, phản đối rằng thuyết chủng tộc phê phán truyền bá hận thù chứ không phải xây dựng tình đoàn kết (Nguồn: Epoch Times).

Trong năm qua, hội đồng trường học tại nhiều nơi ở Mỹ đã phải đối mặt với các cuộc phản đối và kiện cáo từ những phụ huynh chống lại các khóa học và chính sách của trường về việc dạy “Học thuyết chủng tộc phê phán”. Bên cáo buộc cho rằng thuyết chủng tộc phê phán đã thúc đẩy các định kiến ​​về chủng tộc và chủ nghĩa cấp tiến chính trị.

Vụ kiện mới nhất đến từ Stacy Deemar, một giáo viên da trắng tại một trường K-8 ở quận Evanston và Skokie, phía bắc Chicago bang Illinois. Cô cáo buộc giáo viên và học sinh được yêu cầu tham gia vào các hoạt động chống phân biệt chủng tộc, giáo viên được yêu cầu giảng dạy các tài liệu mô tả người da trắng [trong lịch sử Mỹ] là những người phân biện chủng tộc.

Nội dung kiện cáo buộc rằng các chính sách liên quan đã vi phạm Tu chính án thứ 14 về bảo vệ bình đẳng và Điều 6 của Đạo luật Quyền Công dân năm 1964. Điều khoản này nghiêm cấm sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da hoặc sắc tộc trong các trường công lập.

Một trong những bị cáo trong vụ kiện là Cảnh sát trưởng Devon Horton của thành phố Evanston nói rằng ông không thể bình luận về việc này vì vụ kiện vẫn đang trong quá trình. Đơn kiện trích dẫn lời ông Horton nói với các giáo viên trong một bài báo trên tờ Wall Street Journal: “Nếu một người không chống chủ nghĩa chủng tộc (Antiracist), không thể để họ xuất hiện trước mặt học sinh”.

Cố vấn trưởng Kimberly Hermann của Quỹ Pháp lý Đông Nam (Southeastern Legal Foundation) tiết lộ tổ chức đã thay mặt bà Stacy Deemar đệ đơn kiện nhằm buộc khu vực này ngừng hành vi truyền bá vấn đề phân biệt đối xử này.

Bà Kimberly Hermann nói: “Evanston là điểm khởi đầu cho kế hoạch phân biệt chủng tộc này”, khu học chánh này “sử dụng cái gọi là sự công bằng” như một cách hợp lý hóa…

Những người bảo thủ đã đi đầu phản đối mạnh mẽ các khóa học mới kiểu như vậy, và vụ kiện này là một phần trong đó. Do nhiều trường công lập đã áp dụng cách giáo dục bắt buộc này như một cách đối phó trước vụ việc người da đen George Floyd thiệt mạng vào mùa hè năm ngoái cũng như các vụ việc khác tương tự. Cái chết của George Floyd đã gây ra một làn sóng bạo loạn và biểu tình vì vấn đề chủng tộc, đồng thời yêu cầu nhà trường cần giảng dạy mạnh mẽ hơn về vai trò của áp bức chủng tộc trong quá trình tạo dựng nước Mỹ.

Sự thay đổi này đã khiến nhiều bậc phụ huynh tức giận. Họ đã xuất hiện tại các cuộc họp hội đồng quản trị của các trường công lập trên khắp Mỹ để phản đối giảng dạy “lý thuyết phân biệt chủng tộc” gây ấn tượng cho học sinh về áp bức chủng tộc tại nước Mỹ.

Thuyết chủng tộc phê phán lần đầu tiên được các học giả pháp lý đề xuất vào đầu những năm 1970, với mục đích làm rõ quan điểm rằng di sản quyền tối cao của người da trắng vẫn còn bám rễ trong xã hội hiện đại thông qua luật pháp và thể chế. Lý thuyết tuyên bố rằng mục đích của nó là để vạch trần cách người da trắng giành được lợi thế, từ đó giúp xây dựng một nước Mỹ được công bằng hơn.

Ít nhất 7 tiểu bang đã thông qua luật và các biện pháp khác để hạn chế việc giảng dạy lý thuyết chống phân biệt chủng tộc và phê phán chủng tộc trong trường học, hoặc truyền cho học sinh loại ý tưởng mà họ gọi là ý tưởng này đã được chấp nhận rộng rãi bởi những người cấp tiến, chẳng hạn như: văn hóa và thể chế của Mỹ chứa vấn đề về phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống.

Các vụ kiện liên bang chống lại các trường học giảng dạy lý thuyết phân biệt chủng tộc hoặc chống phân biệt chủng tộc cũng đã được đệ trình ở nhiều nơi khác. Có những vụ kiện sinh viên cáo buộc nhà trường vi phạm Hiến pháp, vi phạm Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp và hạn chế quyền tự do ngôn luận của họ.

Tại Tòa án Liên bang Nevada, một trường do chính quyền tiểu bang tài trợ bác bỏ đơn kiện [vi phạm] Tu chính án thứ nhất của một học sinh trung học. Học sinh này lên án rằng cậu bị điểm kém vì môn học bắt buộc  “Xã hội học về sự thay đổi” (Sociology of Change), vì cậu từ chối hoàn thành một mục yêu cầu học sinh thể hiện rõ vấn đề giới tính, chủng tộc và tôn giáo.

Nhà trường đã không trả lời yêu cầu bình luận về vụ kiện. Luật sư của trường đã đệ đơn, hy vọng sẽ bác bỏ vụ kiện. Trước đó, nhà trường đã đồng ý xóa điểm không đạt của học sinh và bỏ qua cho việc đã không hoàn thành khóa học.

Theo Cao Sam, Epoch Times 

Xem thêm: 

Cao Sam

Published by
Cao Sam

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

8 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago