Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán: “Cách mạng Văn hóa” kiểu Mỹ?
- Epoch Times
- •
“Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán” (CRT) với cái tên dễ khiến người ta hiểu lầm là điều tốt đẹp, thực chất là thứ học thuyết gây chia rẽ, thù hận và có mục đích chính trị, đã bị cựu Tổng thống Donald Trump yêu cầu chấm dứt trước đây. Hiện nay, đương nhiệm Tổng thống Joe Biden đã thu hồi mệnh lệnh này, khiến nó đẩy mạnh vươn vòi bạch tuột vào các trường học, cơ quan và tổ chức…
Tại sao mọi người nên quan tâm đến CRT? Kiểu lý thuyết hàn lâm mù mờ được gọi là “Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán” (Critical Race Theory, CRT) này đã được hòa nhập hoàn toàn vào xã hội, âm thầm đi vào các khóa đào tạo khác nhau, và hiện nay nhiều người đang thảo luận về nó.
Tại sao CRT lại gây tranh cãi gay gắt, và gây ra những vấn đề về tư tưởng giữa người với người?
Hội Hoa Kiều tại Mỹ đã phân loại 7 giáo điều tư tưởng lớn của “Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán” (CRT) khác với những tư tưởng truyền thống:
(1) Truyền thống yêu cầu xem xét các đặc điểm, nhân cách của một người chứ không phải là màu da. Trong CRT, chủng tộc được sử dụng để phân loại lẫn nhau, chỉ nhìn màu da chứ không phải nhân phẩm.
(2) Công lý truyền thống theo đuổi quyền bình đẳng. Quyền của mọi người cần được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, nhưng công bằng xã hội của CRT lại nói về kết quả bình đẳng.
(3) Kết quả không bình đẳng của tất cả các dân tộc đều là kết quả của sự áp bức chủng tộc.
(4) Tất cả người da đen đều là người bị áp bức, và tất cả người da trắng đều là kẻ áp bức. Điều này mang tính hệ thống, ngay cả khi các cá nhân trong hệ thống không có ý định kỳ thị chủng tộc, miễn bạn là người da trắng, bạn sẽ được thụ ích sự phân biệt chủng tộc và chính là kẻ đồng lõa. CRT tin rằng chủng tộc là đặc trưng quyết định của mọi người. Mọi người đều là kẻ áp bức nắm quyền lực hoặc là người bị áp bức.
This is Critical Race Theory in a single image. pic.twitter.com/8ZhljbXlvp
— James Lindsay, cultural phenomenon (@ConceptualJames) September 6, 2020
(5) Vì vậy, ngay cả khi bạn không thừa nhận mình là người phân biệt chủng tộc, bạn cũng phải tự phê bình và xin lỗi thẳng thắn, không được biện giải.
(6) Chỉ cần bạn tin vào thành tích, khổ trước sướng sau, có chí tiến thủ, theo đuổi sự thật và khách quan, v.v., tất cả đều là chủ nghĩa người da trắng tối cao, toán học cũng là phân biệt chủng tộc.
(7) Cuối cùng, CRT dẹp mọi ý kiến bất đồng về “văn hóa xóa sổ”. Nếu bạn nói sai, bạn sẽ bị nhiều luồng dư luận tẩy chay, cơ hội việc làm, tuyển sinh vào đại học, các mối quan hệ kinh doanh và sự hiện diện của bạn trên Internet sẽ bị xóa sổ.
Hội Hoa Kiều tại Mỹ nói rằng CRT là thứ gieo rắc tội ác thù hận thực sự và là gốc rễ của cuộc chiến chống lại người gốc Á, đồng thời kêu gọi các bậc phụ huynh “chống lại việc giảng dạy ‘Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán (CRT)'” trong trường học.
Mặc dù CRT sử dụng nhiều mỹ từ bề ngoài, chẳng hạn như “chống phân biệt chủng tộc” và “đa dạng, công bằng và khoan dung”, nhưng ý nghĩa của nó thực sự lại hoàn toàn ngược lại. “CRT là một trò gian lận đầy thù hận, gây chia rẽ và lôi kéo. Người Hoa đã lọt vào tầm ngắm của CRT [mục tiêu công kích của CRT] vì sự nỗ lực vươn lên của họ và vì kiên trì ủng hộ việc tuyển sinh dựa trên thành tích [đầu vào].”
Trường tiểu học công lập tẩy não trẻ 8 tuổi
Hội Hoa Kiều tại Mỹ cũng đưa ra 3 trường hợp ví dụ như sau:
(1) Tháng 1/2021, một trường tiểu học công lập ở California đã yêu cầu trẻ em 8 tuổi tự xếp hạng mình trong lớp, theo các đặc điểm như da trắng, đồng tính và theo đạo Cơ đốc, để phân loại những người áp bức và những người bị áp bức. Một phụ huynh người Hoa đã so sánh nội dung này với cuộc Cách mạng Văn hóa đẫm máu của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và yêu cầu một cuộc gặp với hiệu trưởng. Nhà trường sau đó đã quyết định không dạy môn học này ở các lớp dưới, nhưng vẫn dạy ở các lớp trên.
(2) Tháng 6/2020, Hội đồng Thành phố Seattle đã huấn luyện nhân viên da trắng của mình, giải thích tại sao nhân viên da trắng sẽ luôn phân biệt chủng tộc và yêu cầu họ thừa nhận rằng họ đồng lõa với hệ thống quyền lực tối cao của người da trắng.
(3) Tháng 8/2017, một trường bán công ở Nevada buộc học sinh phải tuyên bố rằng mình là thành viên của một chủng tộc [phân biệt hoặc bị phân biệt] nhất định.
Những sự kiện này không hề cô lập. Tờ “Christian Post” đã đăng một bài báo vào ngày 25/1 rằng “Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán” (CRT) đã thâm nhập vào các trường tư thục Cơ đốc giáo, và các bậc phụ huynh vẫn im lặng vì lo sợ. Bài báo nói rằng nhiều người trong hội đồng quản trị của 14.000 trường công lập ở Hoa Kỳ đang chấp nhận CRT.
Hội Hoa Kiều tại Mỹ chỉ ra rằng đây không phải là “đào tạo nhạy cảm chủng tộc”, đây là những tuyên truyền chính trị. Một động lực chính của sự thay đổi giáo dục này là “Dự án 1619” do New York Times đề xuất.
Người gốc Á không làm gì cũng bị công kích, vì bị cho là gần với đặc quyền của người da trắng
Hội Hoa Kiều New York cho biết, mặc dù người gốc Á là người da màu, và họ thuộc phe bị áp bức trong danh sách của “Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán”. Nhưng do người gốc Á theo đuổi sự tiến bộ và hiệu suất cao, nên “chúng tôi hiện được coi là gần với đặc quyền của người da trắng. Ở Thành phố New York, hội “Người da đen đáng sống (BLM) đã sử dụng biểu ngữ của CRT để tấn công cuộc mít tinh ủng hộ giáo dục dựa trên thành tích của chúng tôi.”
Giáo dục là lĩnh vực chính mà CRT tấn công người gốc Á. Hội Hoa Kiều sẽ nói rằng CRT ưu tiên nhận học sinh da đen dựa trên chủng tộc. Điều mà người gốc Á không thể chấp nhận được là vì “ưu tiên chủng tộc là cái giá phải trả bằng cách hy sinh con cái của chúng ta, hy sinh trình độ học thuật và hy sinh sự công bằng cơ bản. “Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán” là ‘Đạo luật bài Hoa’ ngày nay.”
Tháng Chín năm ngoái, TT. Trump đã ban hành một lệnh hành pháp cấm giảng dạy “Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán” và chấm dứt ngân sách đào tạo liên quan. Ông cho rằng lý thuyết CRT từ lâu đã đưa khái niệm “Hoa Kỳ là một quốc gia phân biệt chủng tộc xấu xa” vào trường học, do đó đã tạo ra sự chia rẽ do chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gây ra. Nhưng sau khi ông Biden nhậm chức, lệnh hành pháp này đã bị thu hồi.
Hội Hoa Kiều New York tuyên bố rằng mặc dù lệnh của Tổng thống có giá trị ràng buộc ở cấp liên bang, nhưng các nhà lập pháp tiểu bang vẫn có tiếng nói trong đó. Một số bang đã đề xuất cấm CRT. New York cũng “phải bắt đầu phản công.” Nếu các chính trị gia khuất phục trước CRT, người dân sẽ phải bỏ phiếu cho một người đại diện khác hợp với lòng dân.
Là tổ chức dân quyền lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, chi nhánh New York của Hội Hoa Kiều được thành lập vào năm 1895. Hội Hoa Kiều New York kêu gọi các bậc phụ huynh tẩy chay CRT và nói chuyện với con cái của họ, để “chống bị tẩy não”.
Thư ngỏ của Hội Hoa Kiều đã được ca ngợi trên mạng xã hội
Bức thư ngỏ từ Hội Hoa Kiều New York đã có ảnh hưởng tích cực trên Twitter. Phóng viên Christopher F. Rufo của tạp chí “City Journal” đã tweet vào 24/2 rằng: “Hội Hoa Kiều lâu đời nhất đã tuyên bố phản đối thuyết phân biệt chủng tộc. Nhiều người trong số họ đã chạy trốn Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và họ không muốn trở thành nạn nhân mới của Cách mạng Văn hóa tại Hoa Kỳ. Chào mừng bạn đến tham gia trận chiến, các bạn, hãy rút kiếm.” Ông cũng gửi kèm một bức thư ngỏ của Hội Hoa Kiều.
@jarrettStepman đồng tình: “Người Mỹ đã bắt đầu thức tỉnh về những gì đang xảy ra. Việc trưng bày công khai những hệ tư tưởng này là cách duy nhất để đánh bại họ.”
@queens_parentsshou: “Đây là bằng chứng thuyết phục tại sao CRT lại có hại cho xã hội của chúng ta. Tại sao Thời báo New York không đưa tin này?”
@conceptualjames: “Hội Hoa Kiều New York rõ ràng lên án CRT là một trò gian lận gây chia rẽ. Người Mỹ gốc Á là một nhóm thiểu số bị CRT phân biệt đối xử”. “Một phần lý do họ được thành lập là để thách thức “Đạo luật bài Hoa” đáng sợ. Thuyết phân biệt chủng tộc là cơn ác mộng kỳ thị đối với người Mỹ gốc Á.”
Theo Epoch Times, Bảo Minh biên tập
Xem thêm:
Từ khóa Gây chia rẽ Gây thù hận Cách mạng Văn hóa trường học phân biệt chủng tộc Dòng sự kiện Văn hóa xóa sổ Phụ huynh Thuyết phân biệt chủng tộc phê phán Critical Race Theory