Chuyên gia quốc phòng Mỹ đã cảnh báo rằng có những lý do chính đáng để lo ngại về hoạt động nghiên cứu của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ sinh học, có thể được sử dụng để chống lại Mỹ và các đồng minh trong xung đột.
Trong một bài viết, ông Peter Brookes, một nghiên cứu viên cấp cao tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation) và là cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã nói rằng ĐCSTQ đang tiến hành nghiên cứu công nghệ sinh học lưỡng dụng (dân sự và quân sự). Ngoài ra, Bắc Kinh cũng trì hoãn không tiết lộ kết quả xử lý chương trình vũ khí sinh học thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Brookes cũng nói rằng ĐCSTQ đã hoãn hoặc hủy bỏ việc tham gia các hội nghị quốc tế về Công ước Vũ khí Sinh học trong hai năm liên tiếp. Ông kêu gọi, cần phải chú ý nhiều hơn đến việc nghiên cứu và đầu tư của ĐCSTQ trong các lĩnh vực như chiến tranh sinh học, nâng cao thể chất của binh lính và sự hợp tác giữa người và robot (Human-Robot Collaboration), v.v.
Trong bài viết, ông Peter Brookes trích dẫn một báo cáo gần đây của Bộ Ngoại giao cho Quốc hội, trong đó cho biết cần tiếp tục chú ý về việc liệu Bắc Kinh có vi phạm Công ước về Vũ khí Sinh học hay không.
Theo Công ước về Vũ khí Sinh học (Biological Weapons Convention), các quốc gia thành viên có thể tham gia vào nghiên cứu hòa bình (chẳng hạn như phát triển vắc-xin), nhưng cấm phát triển, sở hữu, lưu trữ hoặc sử dụng các thuốc bào chế này cho các mục đích tấn công.
Trong báo cáo của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý rằng Bắc Kinh tiếp tục tham gia vào các hoạt động lưỡng dụng (dân sự và/ hoặc quân sự), gây lo ngại về việc tuân thủ Điều I của Công ước Vũ khí Sinh học.
Theo báo cáo, Bắc Kinh đã có chương trình vũ khí sinh học từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980. Chương trình này vốn sẽ bị chấm dứt, chuyển giao hoặc phá hủy khi Trung Quốc (ĐCSTQ) gia nhập Công ước năm 1984. Nhưng cho đến ngày nay, Bắc Kinh vẫn chưa thừa nhận sự tồn tại của chương trình vũ khí sinh học, cũng như không công bố tình trạng xử lý chương trình này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, kế hoạch này sử dụng “độc tố ricin, độc tố botulinum, và tác nhân gây bệnh than, bệnh tả, bệnh dịch hạch và bệnh sốt rét” làm vũ khí.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao cũng lưu ý rằng cơ sở y tế quân sự của Bắc Kinh đã xuất bản luận văn, thảo luận về cách “xác định, kiểm tra và mô tả đặc điểm của một loạt các chất độc mạnh có công dụng kép (dân sự/ quân sự)”, những độc tố này có thể gây ra mối đe dọa vũ khí sinh học.
Ông Brookes nói rằng trong báo cáo của Bộ Ngoại giao, có thể có một lượng đáng kể các phân tích dựa trên các nguồn thông tin tình báo và phương pháp luận nhạy cảm, do đó không được công bố rộng rãi.
Trong đó, ông lưu ý rằng Bắc Kinh đã hoãn một cuộc họp ảo song phương năm 2021 với Mỹ về Công ước Vũ khí Sinh học, và cũng đã hủy một cuộc họp tương tự khác vào đầu năm 2022. Điều này càng làm dấy lên những lo ngại sâu sắc hơn.
Ông Brookes lưu ý rằng báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc trước Quốc hội vào cuối năm 2021 cũng bày tỏ quan ngại về sự phát triển công nghệ sinh học của Trung Quốc (ĐCSTQ).
Lầu Năm Góc nhấn mạnh trong báo cáo rằng ĐCSTQ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sinh học có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như y học chính xác, chiến tranh sinh học và nâng cao thể chất của binh lính.
Bản “Đánh giá Đe dọa Thường niên năm 2022 của Cộng đồng Tình báo Mỹ” của giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cũng cảnh báo: “Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ lưỡng dụng, bao gồm tin sinh học, sinh học tổng hợp và chỉnh sửa gen, có thể làm thay đổi sự phát triển của vũ khí sinh học mới, khiến cho việc phát hiện, điều tra và điều trị trở nên phức tạp.”
Ông Brookes kêu gọi sự quan tâm của quốc tế, không chỉ sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về nguồn gốc của COVID-19. Ý đồ tiềm ẩn của nghiên cứu sinh học cũng có thể là một mối đe dọa quan trọng và ngày càng tăng của ĐCSTQ đối với Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ.
Cảnh báo của ông Brookes được đưa ra sau khi một chuyên gia Mỹ làm chứng tại phiên điều trần tại Thượng viện vào đầu tháng Tám nói rằng, một phân tích pháp y cho thấy Viện Virus học Vũ Hán (WIV) của Trung Quốc đang nghiên cứu Nipah, một mầm bệnh có khả năng gây chết người, điều này đã vi phạm Công ước về Vũ khí Sinh học.
Viện Virus học Vũ Hán, từ lâu bị nghi ngờ là nguồn gốc gây ra COVID-19, viện này cũng đã tiến hành các nghiên cứu “tăng chức năng” gây tranh cãi trên một số loại virus. Nghiên cứu của họ liên quan đến việc sửa chữa virus để làm cho nó dễ lây lan hơn hoặc gây chết người.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…