Có những cái lợi không nhỏ nhưng không được nói ra bởi các chính khách Châu Âu, kể cả các chính khách đang tuyên bố rằng họ không muốn giải pháp hòa bình mà Ukraine chịu thiệt, theo một bài phân tích đăng hôm Thứ Sáu trong mục ý kiến riêng của Politico. Tại sao? Vì Ukraine không còn sức chiến đấu nữa, nhưng họ chính là không nói hãy kết thúc chiến tranh bằng đàm phán. Họ đợi Donald Trump đứng ra kết thúc chiến tranh. Chỉ cần ông Trump đứng ra, bất kể ông ấy đạt được thỏa thuận tốt hay xấu thế nào, thì hầu như chắc chắn rằng tất cả mọi trách nhiệm đều sẽ được đổ lên Mỹ. Bài phân tích dẫn nguồn chuyên gia cho rằng đối với Kiev thì ông Trump đắc cử tổng thống còn tốt hơn là bà Harris đắc cử.
Jamie Dettmer, nhà bình luận lâu năm người Anh của Politico, chỉ ra trong bài phân tích của mình rằng hãy nhìn vào “sự điên rồ của Tây phương khi vẫn đang hứa hẹn sẽ theo hỗ trợ chiến tranh cho đến khi Ukraine lấy lại đường biên giới của năm 1991. Thậm chí một số lãnh đạo còn hứa thành viên NATO sớm [cho Ukraine], điều mà không thể xảy ra trong tương lai gần, mà có lẽ sẽ không xảy ra bất kể là ông Trump có tái nhập Tòa Bạch Ốc hay không.”
Theo tác giả bài phân tích đăng trên Politico, thì bản chất vấn đề chính là Kiev đã thua, không còn khả năng lật bàn nữa. Nhưng tại sao những chính khách đó vẫn tiếp tục nói theo cách như vậy? Tại sao họ cứ hứa hẹn “as long as it takes” (chừng nào còn khả dĩ, sẽ theo tới cuối cùng)?
Bởi vì, theo lập luận của bài, “không một ai muốn đẩy Ukraine vào bàn đàm phán, bởi vì ai gọi nhạc công thì người đó mới là người yêu cầu chơi giai điệu nào.”
Đó là cái lợi mà người ta không có nói ra, kể cả giới chức Kiev.
Chỉ cần ông Trump thành công kết thúc chiến tranh Ukraine, bài phân tích viết, “các lãnh đạo và diều hâu của Châu Âu và Mỹ sẽ trở nên vô can, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng được che chắn khỏi sự tức giận của các chiến binh Ukraine nơi tiền tuyến. Các lỗi thất hứa [của họ] đều sẽ được đổ lên ông ấy, kể cả việc Donbass và Crimea bị mất đi, bởi vì những điều đó sẽ được viết vào văn bản hòa đàm (do ông Trump ký). Trong [hòa ước] sẽ có cả cam kết Ukraine sẽ không gia nhập NATO, theo yêu cầu tính trung lập [của Ukraine] mà chắc chắn Nga sẽ đòi hỏi.”
Mặc dù cách chơi này sẽ làm “xói mòn uy tín của Tây phương,” sẽ là một sự “xấu hổ” của chúng ta, và sẽ khiến Nga có được lợi ích, nhưng mà “đã không còn lựa chọn nào khác,” theo lập luận của tác giả bài phân tích.
Politico viết rằng, theo một chuyên gia đối ngoại của Đảng Cộng hòa Mỹ, một người “rất thạo tin tức về Zelensky và nhóm của ông ta”, thì “Kiev đã biết rõ điều này,” và “Kiev tính toán rằng Trump [đắc cử] hóa ra có lợi hơn so với Harris.”
“Nhiều nhất thì Harris sẽ tiếp tục cách làm của Joe Biden,… dẫn tới cái chết từ từ của Ukraine. Mà đã không còn từ từ nữa, khi mà tiến độ tiến lên của Nga đang trở nên nhanh hơn,” bài viết dẫn nguyên lời của chuyên gia.
Tác giả cũng chỉ ra rằng, dù Harris đắc cử, nhưng mà khi cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều rơi vào tay Đảng Cộng hòa, thì kỳ thực bà Harris lúc đó cũng không có thể đem lại lợi ích nhiều cho Ukraine nữa. “Ít nhất thì như bây giờ, với Trump, ông ấy có thể búng ngón tay một cái, thì những người Đảng Cộng hòa ở Quốc hội sẽ bầu phiếu để cho Ukraine một hỗ trợ an ninh thêm nữa.”
Ngoài ra, tác giả lập luận, ông Trump cũng không thể thật sự bỏ rơi Ukraine được. “Ông ấy muốn kết thúc chiến tranh, nhưng sẽ không khiến Ukraine phải đói vũ khí và quân nhu vào giai đoạn này, bởi vì, làm một nhà đàm phán cao tay, ông ấy biết rằng một Ukraine sụp đổ sẽ có nghĩa rằng Putin sẽ chiếm thượng phong trên bàn đàm phán.”
Bài báo dẫn lời Mike Pompeo, từng làm ngoại trưởng Mỹ thời ông Trump nhiệm kỳ trước, nói hôm Thứ Hai: “Tổng thống Trump sẽ không cho phép Vladimir Putin đánh thông Ukraine đâu. Mà rút các viện trợ khỏi Ukraine thì sẽ gây ra hậu quả đó.”
Tuy nhiên, bài phân tích chỉ ra rằng ở đây vẫn còn một vấn đề, một vướng mắc, một nguy hiểm: Volodymyr Zelensky, người mà ông Trump từng gọi là “con buôn tài ba nhất trong lịch sử.”
“Người Ukraine cần đảm bảo rằng Trump không coi họ là chướng ngại cho hòa đàm, rằng họ sẽ không phải là phe đầu tiên nói chữ ‘không’, thậm chí cả khi những ý tưởng ngu ngốc được quăng vào họ. Họ sẽ làm người Nga luôn nói ‘không’ với ông ấy, sao cho người Ukraine mới là phe hành xử hợp lý. Và ông Trump sẽ kết luận rằng cách duy nhất để khiến người Nga ngồi vào bàn đàm phán là giúp đỡ người Ukraine,” bài báo dẫn lời của nguồn tin.
Theo phân tích của bài báo, hiện nay ông Trump vẫn chưa bày tỏ rõ quan điểm về việc này. Cho nên cũng chưa thể có nhiều phán đoán hơn nữa.
Theo bài báo, Thượng nghị sỹ Florida Marco Rubio, người dự kiến sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ, đã nói rằng chiến tranh Ukraine đã rơi vào trạng thái trì trệ (stalemate) trong khi liên tục hao tốn nhân mạng, và chiến tranh “cần đến điểm chấm dứt.” Ông ấy tuy nói rằng người Ukraine là “hết sức dũng cảm và mạnh mẽ,” nhưng mà cũng cần nhận ra “thực tế của cuộc chiến.”
Bài báo dẫn ra các con số thăm dò, cho thấy dân chúng Ukraine đang chuyển hướng sang mong muốn hòa bình, chấp nhận việc chưa thể đòi lại được vùng đất đã bị Nga chiếm mất.
Hè năm nay, ngay cả giới trẻ (18 đến 25 tuổi) vốn không chịu lùi bước nhất, cũng chỉ có 40% là cho rằng Kiev nên tiếp tục chiến tranh cho đến khi đòi được đất. Đầu năm nay, 72% dân Ukraine tin rằng chiến tranh nên được kết thúc bằng đàm phán, đã tăng đáng kể so với 44% vào mùa Hè năm ngoái.
Nhật Tân
Ông Nguyễn Ngọc T. phát bệnh từ ngày 28/10 và tử vong vào ngày 7/11.…
Dồn dập trong hơn một tháng, 53/100 con lợn giống cấp cho các hộ nghèo,…
Rau luộc, đặc biệt là các loại rau xanh như bông cải xanh, rau muống,…
Công ty Cổ phần Fecon và đơn vị đối tác đã đề xuất ý tưởng…
Sau khi Trump rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021, nhiều người cho rằng ông…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn Dân biểu Elise Stefanik (Đảng Cộng hòa,…