Chính sách ‘làm ngơ’ của chính quyền Obama đối với vị tổng thống bất kham của Philippines đã không còn tác dụng khi hôm 20/10, tại Bắc Kinh ông Duterte tuyên bố đoạn tuyệt với Mỹ và sẵn sàng liên minh với Nga và Trung Quốc.
>> Ông Duterte tuyên bố chia tay Hoa Kỳ
Việc mất đi một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á để làm đối trọng với Trung Quốc là một vố đau cho Mỹ, nhưng vấn đề là Washington hiện không có đối sách nào hiệu quả.
Tổng thống Philippines nhanh chóng nêu bật lập trường chống Mỹ của mình với những tuyên bố mang nặng tính chất khiêu khích từ ngày ông bị Mỹ chỉ trích về cuộc chiến chống ma tuý nhiều tai tiếng.
Để đối phó, chính quyền Mỹ và tổng thống Barack Obama, người bị ông Duterte nhiều lần mạ lị đích danh vẫn cố nhẫn nhịn, tránh không đổ thêm dầu vào lửa. Thỏa Thuận Hợp Tác Quốc Phòng Nâng cao Mỹ – Phil, ký kết năm 2014 đối với Mỹ là vô cùng quan trọng để duy trì sự hiện diện tại Đông Nam Á, đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc. Thoả thuận này cho phép Hoa Kỳ luân chuyển chiến hạm và chiến đấu cơ cũng như binh sĩ qua 5 căn cứ quân sự lớn ở Philippines.
Theo hãng tin Anh Reuters, một quan chức Mỹ xin giấu tên xác nhận rằng trong nội bộ chính quyền Mỹ, tranh cãi đã bùng lên trong nhiều tháng qua về việc nên hay không nên chỉ trích ông Duterte trong vấn đề nhân quyền. Rõ ràng là sau những tuyên ngôn bài Mỹ liên tục được ông Duterte đưa ra, Washington đã gần như hoàn toàn im ắng về cuộc chiến ma tuý khiến hàng ngàn người chết của ông Duterte.
Thế nhưng, thái độ nhẫn nhịn của chính quyền Obama như đã biến thành vô ích với tuyên bố đoạn tuyệt Mỹ của ông Duterte trước sự hoan nghênh của quan chức Trung Quốc.
Mỹ, hiện tại không thể tiếp tục làm ngơ, nhưng có thể làm gì khi lãnh đạo Philippines đơn phương muốn bẻ gãy liên minh bền chặt 70 năm qua?
Có một ý kiến là doạ cắt viện trợ, dựa trên thực tế là hiện nay Philippines vẫn phụ thuộc nhiều vào Mỹ về cả quân sự, kinh tế và đầu tư.
Tuy nhiên ông Duterte đã nhấn mạnh ông ta không cần tiền của Mỹ.
Đi cùng chuyến công du Trung Quốc với Tổng thống Duterte, Bộ trưởng Thương Mại Philippines Ramon Lopez tuyên bố đã ký với Bắc Kinh những hợp đồng trị giá 13,5 tỉ USD. Riêng con số này đã lấn át hoàn toàn số tiền Mỹ đầu tư trực tiếp vào Philippines hiện nay chỉ khoảng 4,7 tỉ USD.
Washington đã cung cấp cho Philippines hàng triệu đô la viện trợ quân sự trong hai năm qua nhằm đối phó với hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, với việc ông Duterte sẵn sàng gác tranh chấp biển đảo sang một bên để lấy lòng Bắc Kinh, thì khoản viện trợ này không có ý nghĩa, ít nhất là trong ngắn hạn.
Và nếu Mỹ mạnh tay răn đe đối tác lâu năm này, rất nhiều khả năng sẽ khiến Philippines quay hẳn về phía Trung Quốc mà không thể vãng hồi được. Như thế, chiến dịch xoay trục sang châu Á của ông Obama mất đi một mắt xích quan trọng, một điều mà ông Obama không hề mong nhìn thấy khi chỉ còn vài tháng nữa là hết nhiệm kỳ.
Trong bối cảnh dường như bị bó tay không còn phương tiện gây sức ép với Manila, cũng có ý kiến cho rằng Washington không nên quá coi trọng những gì vị tổng thống ngoa ngôn kia nói. Ông Duterte nổi tiếng là một con người thực dụng, và ông hoàn toàn có thể nối lại với Hoa Kỳ nếu nhận thấy rằng quyền lợi của Philippines tại Mỹ là đáng kể.
Hoa Kỳ đang bận rộn khi cuộc bầu cử sắp tiến vào thời điểm kết chung, vấn đề Philippines khó có thể được giải quyết dứt khoát từ nay đến tháng 11 này. Dù muốn hay không, ông Obama sẽ phải chuyển gánh nặng này lên vai người kế nhiệm.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…