Không lực Hoa Kỳ hôm thứ Sáu (7/7) cho hay nước này đã điều hai máy bay ném bom đến khu vực biển Đông. Với động thái mới nhất này Mỹ muốn khẳng định rằng vùng trời này thuộc không phận quốc tế bất chấp việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển, vùng trời chiến lược này.
Hãng tin Reuters cho biết hai phi cơ mà Không lực Hoa Kỳ điều tới biển Đông từ đảo Guam hôm thứ Năm (6/7) là loại máy bay ném bom B-1B Lancer. Hành động này của quân đội Mỹ đến chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Donald Trump có cuộc gặp trực tiếp lần 2 với Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức.
B-1B Lancer là một trong 3 loại máy bay ném bom chiến lược của Không lực Hoa Kỳ
Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về việc Trung Quốc có thể làm gì để kiểm soát các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên.
Vào hôm thứ Ba (3/7), chế độ Bình Nhưỡng đã lần đầu tiên thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Một số chuyên gia nhận định rằng nếu tên lửa đó được phóng với quỹ đạo thông thường, nó có thể vươn tới các tiểu bang Hawaii và Alaska và có lẽ cũng tới được bờ biển Mỹ phía Tây Bắc, Thái Bình Dương.
Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc để gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, nhưng quân đội nước này vẫn khẳng định các quyền “tự do hàng hải” bằng các hoạt động thực địa trên biển Đông, một nguy cơ có thể khiến Trung Quốc phẫn nộ.
Khi được các phóng viên quốc tế hỏi về phản ứng trước việc Hoa Kỳ điều hai máy bay ném bom tới biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng (Geng Shuang) nói rằng không có vấn đề gì với tự do hàng hải và hàng không ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.
Ông Cảnh Sảng nói thêm rằng: “Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết phản đối các quốc gia đơn phương sử dụng chiêu bài “tự do hàng hải và hàng không” để phô trương lực lượng quân đội và gây tổn hại tới chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong một tuyên bố ngắn gửi tới Reuters nói rằng Trung Quốc luôn luôn duy trì cảnh giác và “giám sát một cách hiệu quả các hoạt động quân sự gần Trung Quốc của các nước liên quan”.
“Quân đội Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định khu vực”, tuyên bố trên nói thêm như vậy nhưng không đưa ra các biện phát cụ thể mà Bắc Kinh sẽ sử dụng để bảo vệ chủ quyền.
Hoa Kỳ luôn chỉ trích việc Trung Quốc thiết lập các cơ sở quân sự trên các rạn san hô và các hòn đảo nhỏ nhân tạo mà họ đã xây dựng trên biển Đông. Washington lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng hạ tầng quân sự ở các hòn đảo này để mở rộng tầm quan sát chiến lược của họ.
Trước khi bay vào khu vực biển Đông, hai máy bay B-1B Lancer đã có cuộc tập trận chung với các phi cơ chiến đấu của quân đội Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông. Đó cũng là lần đầu tiên liên minh Mỹ – Nhật tiến hành tập trận vào ban đêm.
Yên Sơn
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…