Hôm thứ Tư (ngày 25/2), Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Đài Loan đã tổ chức hội nghị tọa đàm, thảo luận về “mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ đối với Đài Loan.”
Mới đây, học giả Mỹ Oriana Skylar Mastro nói rằng ĐCSTQ có thể xâm lược và chiếm lĩnh Đài Loan trong một đến hai năm tới, quốc tế cũng chú ý đến việc quân đội Mỹ liệu có phối hợp phòng thủ với Đài Loan hay không.
Tham dự hội nghị có cựu ủy viên Hội đồng Lập pháp Đài Loan Soái Hoa Dân. Ông cho biết khả năng quân đội Mỹ can dự vào là rất thấp, hiện tại là thời kỳ rất nguy hiểm của khu vực biển Đài Loan. Ông nói hiện tại, ưu thế lớn nhất trên biển của ĐCSTQ là tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong (DF-21D), khi Mỹ có năng lực chống lại, bảo vệ an toàn mẫu hạm thì hải quân và không quân Mỹ mới can dự vào.
Người đứng đầu Nhóm An ninh Quốc gia thuộc Quỹ Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Lâm Uất Phương cho rằng về việc Mỹ có can thiệp vào hay không, bản thân vấn đề này chính là một loại tâm lý chiến. Hiện giờ, bởi vì ĐCSTQ không nắm chắc được liệu Mỹ có thực sự sẽ can thiệp vào không nên Đài Loan mới bình yên vô sự.
Đối với việc Mỹ có can dự vào hay không, ông Đinh Thụ Phạm – giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Chính trị Đài Loan đã nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng có thể có rất nhiều phương thức để Mỹ can thiệp, ví dụ như cung cấp tình báo, cung cấp vật tư dự bị, v.v. Ông cho rằng cần định nghĩa thế nào là can thiệp thì mới có thể thảo luận. Ông tiếp tục chỉ ra, dù mẫu hạm cách Đài Loan rất xa, nhưng vẫn có tác dụng răn đe ĐCSTQ.
Ông Đinh Thụ Phạm nói: Mỹ rốt cuộc có điều động mẫu hạm và mẫu hạm cách Đài Loan bao xa, tôi cho rằng vấn đề này trong phương châm tác chiến tương lai sẽ không giống như xung đột trên vùng biển Đài Loan năm 1995, 1996. Bởi vì vũ khí đang tiến bộ, phương pháp đánh cũng sẽ không giống nhau. Cho nên, nếu là năm 1995, 1996, Mỹ có lẽ sẽ phái mẫu hạm đến gần Đài Loan, nhưng trong vài năm tới, mẫu hạm có thể cách Đài Loan xa hơn thì mới phát huy hiệu quả chấn nhiếp ĐCSTQ. Vậy nên, chúng ta không thể dùng kinh nghiệm quá khứ để xem xét nhiều sự việc trong tương lai.
Về việc ĐCSTQ liệu có thực sự chiếm lĩnh Đài Loan trong một, hai năm tới hay không, ông Đinh Thụ Phạm cho rằng năm tới là Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ, việc ông Tập Cận Bình liệu có còn tiếp tục cầm quyền hay không cũng sẽ là nhân tố gây biến đổi, cho nên trong ngắn hạn rất khó nói. Nếu tương lai ông Tập Cận Bình thực sự muốn thống nhất Đài Loan, thì có khả năng sẽ dùng nhiều thủ đoạn, ví dụ như tấn công mạng, do đó Đài Loan cần chuẩn bị nhiều mặt không chỉ về mặt quân sự.
Tại buổi tọa đàm, ông Lâm Uất Phương cũng nhắc đến eo biển Đài Loan thực sự đang có nguy cơ xảy ra chiến tranh, trong tư duy của ĐCSTQ, sau Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan là “lãnh thổ” ắt phải lấy lại. Ông nói thẳng ĐCSTQ đã bắt đầu thực thi chiến lược tác chiến của họ đối với Đài Loan, không nên đánh giá thấp tỷ lệ bất ngờ xảy ra xung đột máy bay và tàu thuyền ở hai bờ eo biển.
Ông đề cập, có 380 lần xuất kích của các loại máy bay quân sự Trung Quốc trên vùng trời phía tây nam Đài Loan vào năm 2020, nhưng có tới 121 lần xuất kích trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2021 đến ngày 23/2/2021.
Phó nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Thư Hiếu Hoàng đề cập đến hành động hiện giờ của ĐCSTQ đã đạt đến cấp độ cao nhất trong vùng xung đột màu xám, tức hành động quân sự và đe dọa. Ông cho rằng khu vực này không nhất định tạo thành chiến tranh, nhưng cũng có khả năng là hành động chuẩn bị trước xung đột.
Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dương Niệm Tổ cho rằng ĐCSTQ tiến hành cuộc chiến tiêu hao toàn diện về chính trị, quân sự, tâm lý đối với Đài Loan, phương thức này chính là đang tiêu hao năng lực của Đài Loan, làm tan rã sĩ khí trong lòng dân.
Ông Dương Niệm Tổ nói: Cuộc chiến tiêu hao này đối với chúng ta mà nói là vô hình, hơn nữa phương diện này là rất có hiệu quả. Cho nên loại chiến thuật vùng xám này đang tiến hành một cuộc chiến tranh làm tiêu hao chúng ta, thực ra là tạo thành áp lực và thách thức to lớn đối với an ninh quốc gia của chúng ta.
Ông tiếp tục chỉ ra, hy vọng hai bờ eo biển khắc chế, không hy vọng xảy ra xung đột quân sự do phán đoán sai lầm của hai bờ eo biển.
Bộ Quốc phòng từng công bố, hàng năm đã điều động 4123 lượt máy bay tuần tra trên không, chi phí bay của không quân đã tiêu tốn 4,1 tỷ Đài Tệ (khoảng 147 triệu USD), việc này tạo thành gánh nặng về tinh thần và thể chất cho phi hành đoàn và hậu cần của Đài Loan.
Mới đây, tân Chủ nhiệm Ủy ban Đại Lục của Đài Loan, ông Khâu Thái Tam (Chiu Tai-san) nói “quan hệ hai bờ eo biển như xuân về hoa nở”, ông Lâm Uất Phương hình dung “một cánh én không làm lên mùa xuân”. Ông cho rằng hiện tại chưa nhìn thấy phương án giải quyết bế tắc giữa hai bờ eo biển, hơn nữa “Nhận thức chung năm 1992” là nguyên nhân mà 2 bên không nhượng bộ lẫn nhau. Ông cũng nói thẳng chính quyền bà Thái Anh Văn nếu thừa nhận “Nhận thức chung năm 1992” thì Đảng Dân tiến sẽ mất đi một “chủ đề quan trọng có thể nắm được mỗi khi có bầu cử”.
Ông Lâm Uất Phương nói: Ông Khâu Thái Tam có thể cho rằng bạn là con én đó, nhưng dù bạn có lớn ngần nào, dù chí hướng và nguyện vọng của bạn có lớn ngần nào, thì [một mình] bạn cũng không thể mang lại mùa xuân. Sau khi Chủ nhiệm Khâu Thái Tam nói về những mong đợi trong quan hệ giữa hai bờ eo biển, người phát ngôn Văn phòng Vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cũng nói, tôi cảm thấy họ đang đối thoại trên không, nhưng cũng giống như đang giao chiến trên không. Hai người đều đang lượn vòng quan “Nhận thức chung năm 1992”, hơn nữa hai người đang đối chọi gay gắt với nhau, không có dấu hiệu thỏa hiệp. Cho nên cảm giác của tôi là hai bờ eo biển muốn ngày mùa xuân hoa nở là không biết đến bao giờ. Bởi vì khả năng hòa giải là vô cùng thấp, chúng ta ngược lại lo lắng về khả năng xung đột vũ lực, chiến tranh sẽ rất lớn.
Tham gia buổi tọa đàm này có Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Dương Niệm Tổ (Andrew Yang), cựu thành viên Hội đồng Lập pháp Soái Hoa Dân (Herman Shuai), chuyên gia quân sự Nguyên Lạc Nghĩa, Phó nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Thư Hiếu Hoàng, người đứng đầu Nhóm An ninh Quốc gia thuộc Quỹ Chính sách Quốc gia Lâm Uất Phương, v.v.
Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ thông báo rằng tàu khu trục Arleigh Burke (DDG-56) đã đi qua eo biển Đài Loan vào thứ Tư (24/2) theo giờ địa phương, đây là lần thứ hai tàu Mỹ đi qua eo biển Đài Loan kể từ khi Tổng thống Mỹ Biden lên nắm quyền. Bộ Tư Lệnh tuyên bố rằng hành động này thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Theo Văn Hải Hân, RFA
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…