Món quà chia tay của ông Trump dành cho ông Biden: Di sản chống ĐCSTQ

Trong 4 năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump đã nỗ lực chống lại Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người đại diện của ĐCSTQ và các phần tử cộng sản khác. Điều này đã trở thành khái niệm cốt lõi mà ông để lại cho Nhà Trắng.

Tổng thống Trump (Ảnh: Evan El-Amin / Shutterstock)

Từ góc độ này, “Nước Mỹ trên hết” là một khẩu hiệu phù hợp của những người chống chủ nghĩa cộng sản và những chủ trương khác nhau của chủ nghĩa cộng sản hòng thay thế Hoa Kỳ trong hoạt động của mình suốt nhiều thập kỷ qua.

ĐCSTQ đã dành nhiều thập kỷ để cướp đoạt sự giàu có của người Mỹ, bằng cách đánh cắp bí mật thương mại, lợi dụng chính sách bảo hộ thương mại và bóp méo thị trường. Sau đó, họ sử dụng những của cải này, tài trợ cho phong trào quyền lực mềm khổng lồ, làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực khác nhau và giành được ảnh hưởng đối với các tổ chức đa quốc gia.

Bất chấp sự can thiệp lớn từ bên trong chính phủ liên bang, ông Trump đã trực tiếp đối mặt với mối đe dọa này ở Hoa Kỳ, ở Trung Quốc và trên toàn thế giới. Khi ông tuyên bố tái tranh cử vào năm 2019, chủ nghĩa cộng sản và tự do đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng của cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ. Nhưng với thảm họa kinh tế và thảm họa toàn cầu do virus Trung Cộng gây ra vào năm 2020, các ưu tiên khác đã trở thành trọng tâm.

Mặc dù không công khai rầm rộ, nhưng những nỗ lực chống lại chủ nghĩa cộng sản của ông Trump vẫn tiếp tục.

Chính quyền Trump đã trực tiếp chống lại ĐCSTQ bằng nhiều cách

Từ năm 2016 đến đầu năm 2021, chính quyền Trump đã trực tiếp chống lại ĐCSTQ bằng nhiều cách, bao gồm việc hỗ trợ người dân Đài Loan và Hồng Kông, cắt nguồn thu nhập của các công ty tư nhân liên kết với quân đội của ĐCSTQ, và ngăn chặn mối đe dọa gián điệp từ các công ty công nghệ Trung Quốc.

Trong thời kỳ này, Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Đài Loan, bất chấp các thỏa thuận đã ký kết trong vài thập kỷ qua. Nền dân chủ của Đài Loan đối lập với chế độ cộng sản áp bức của Bắc Kinh. ĐCSTQ từ lâu đã áp chế Đài Loan trên trường quốc tế.

Tháng 9 năm ngoái, ông Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao khi đó, người phụ trách các nhiệm vụ quan trọng về tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ, đã dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Đài Loan. Chuyến thăm này trở thành chuyến thăm Đài Loan của quan chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại giao, kể từ khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan năm 1979, và chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh. Theo cách hiểu của ngoại giới, chuyến thăm lịch sử này biểu thị rằng, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường ủng hộ Đài Loan và coi thường ĐCSTQ. Bắc Kinh cũng không bỏ qua ý nghĩa của chuyến thăm này.

Ông Krach nói rằng, Bắc Kinh đã vi phạm không phận của Đài Loan ít nhất 46 lần trong chuyến thăm Đài Loan. Ông nói: “Chúng tôi được chào đón bởi các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.”

Trong vài ngày cuối cùng của chính quyền Trump, Bộ Ngoại giao đã gỡ bỏ tất cả các hạn chế tự thân về tương tác giữa cơ quan hành pháp với các quan chức Đài Loan, đặt nền tảng cho mối quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan. Cựu Ngoại trưởng Pompeo hôm 9/1 cho biết, Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện những hành động tự giới hạn này trong nhiều thập kỷ, nhằm xoa dịu chế độ ĐCSTQ. Kể từ bây giờ, Hoa Kỳ “sẽ không làm điều này nữa.”

Tác giả Orlando Gutierrez Boronat, người đồng sáng lập Văn phòng Dân chủ Cuba, nói với Epoch Times rằng, chính sách Đài Loan của ông Trump có ý nghĩa bất hủ đối với nền dân chủ Mỹ.

“Tôi nghĩ rằng (Hoa Kỳ) hỗ trợ cho Đài Loan rất lớn về mọi mặt: Chính trị, kinh tế và quân sự,” ông Boronat nói.

“Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ và không có lý do gì để đối xử khác biệt với họ. Trong nhiều thập kỷ, họ luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tự do, và những thành tựu của họ ở Đài Loan thật đáng kinh ngạc. Như một thành tựu của nhân loại, sự ủng hộ của ông ấy đối với Đài Loan là rất xuất sắc.”

Virus Trung Cộng bùng phát trên toàn cầu

Xem xét sự phản đối kiên quyết của Đài Loan đối với chủ nghĩa cộng sản và sự xuất hiện liên tục của virus corona mới, có lẽ điều này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trước khi các nhà chức trách Đài Loan kiểm soát việc nhập cảnh của khách du lịch nước ngoài, ngành du lịch của khu vực này phát triển mạnh dựa vào một lượng lớn du khách Đại Lục. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, Đài Loan chỉ có 7 người đã chết vì virus này.

Bằng chứng gián tiếp cho thấy, có lẽ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh liên quan đến mức độ thân cận của địa khu đó với ĐCSTQ.

Phản ứng và nhận xét của ông Trump xoay quanh virus này đã khiến thế giới có tác động lớn đến quan điểm của chính quyền ĐCSTQ.

Ngày 31/1/2020, chưa đầy 2 tuần sau khi vụ chẩn đoán lây nhiễm đầu tiên được phát hiện ở Hoa Kỳ, ông Trump đã cấm tất cả các chuyến bay chở khách của Trung Quốc đi và đến Hoa Kỳ. Kể từ đó, ông Trump đã nhiều lần gọi chủng virus này là “virus Trung Quốc” và tố cáo ĐCSTQ đã trấn áp cảnh báo sớm về dịch bệnh. Trong khi phong tỏa nội bộ Vũ Hán, ĐCSTQ lại cho phép các chuyến bay quốc tế rời khỏi Vũ Hán, truyền bá bệnh dịch ra khắp thế giới.

Chống lại việc ĐCSTQ đánh cắp bí mật của Hoa Kỳ và gián điệp của ĐCSTQ

Tại Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp của trong chính quyền Trump đã phát động một cuộc trấn áp chưa từng có đối với hành vi trộm cắp bí mật thương mại và tội phạm liên quan của ĐCSTQ.

Khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions đã khởi động “Kế hoạch hành động Trung Quốc” vào cuối năm 2018, nhằm tăng cường điều tra và truy tố các vụ án liên quan đến gián điệp Trung Quốc và chống lại hành vi tin tặc của ĐCSTQ; theo dõi sát sao kế hoạch nhân tài ở nước ngoài của ĐCSTQ; đồng thời chống lại những rủi ro an ninh quốc gia do ĐCSTQ thâm nhập và mua lại các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.

Từ cuối năm 2018 đến tháng 2/2020, FBI đã tiến hành khoảng 1.000 cuộc điều tra, về cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại của Trung Quốc. Theo thông cáo báo chí gửi Bộ Tư pháp, kể từ năm 2019, số vụ truy tố liên quan đến việc ĐCSTQ thâm nhập Hoa Kỳ đã được bộ đệ trình nhiều hơn việc chính quyền Obama đã thực hiện trong 8 năm.

Ông John Brown, Phó giám đốc bộ phận phản gián của FBI cho biết:

“Chúng tôi tin rằng, không có quốc gia nào gây ra mối đe dọa lớn hơn ĐCSTQ. Theo quan điểm của chúng tôi, kể từ thời Liên Xô, Hoa Kỳ đã không phải đối mặt với mối đe dọa tương tự.”

Ông nói: “Ngày nay, các cuộc điều tra liên quan đến Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong khối lượng công việc phản gián của chúng tôi, so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử FBI.”

Đánh sập các công ty Trung Quốc liên kết với ĐCSTQ

Chính quyền Trump đã nhắm vào các “doanh nghiệp tư nhân” của Trung Quốc, họ đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ĐCSTQ. Các quan chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo rằng, do Luật An ninh của Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu các công ty hợp tác với cơ quan tình báo Trung Quốc, nên công nghệ của Trung Quốc (bao gồm phần mềm và phần cứng) có thể bị Bắc Kinh sử dụng cho các hoạt động gián điệp, từ đó đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.

Do vậy, chính quyền Trump đã sử dụng 2 danh sách trừng phạt khác nhau, nhắm vào các công ty Trung Quốc và các công ty liên quan có quan hệ với chính quyền ĐCSTQ. Một danh sách thực thể do Bộ Thương mại tổng hợp. Danh sách còn lại là danh sách đen công nghiệp-quân sự của ĐCSTQ do Bộ Quốc phòng thu thập. Mỗi công ty mục tiêu có các biện pháp trừng phạt khác nhau. Trong số đó, danh sách thực thể bị chế tài bao gồm hàng trăm công ty Trung Quốc, nhiều công ty được đưa vào vì có quan hệ với quân đội của ĐCSTQ.

Cuối tháng 12 năm ngoái, chính quyền Trump đã thắt chặt các hạn chế và cấm người Mỹ nắm giữ cổ phiếu đối với các công ty này. Đây là một đòn kinh tế lớn đối với các công ty liên quan đến quân đội của ĐCSTQ.

Cựu Ngoại trưởng Pompeo cho biết trong một tuyên bố: “(Lệnh cấm này) đảm bảo rằng, vốn của Hoa Kỳ sẽ không đóng góp vào sự phát triển và hiện đại hóa quân đội, tình báo và các dịch vụ an ninh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ).”

Chế tài đối với những người vi phạm nhân quyền

Suốt một thời gian dài, ĐCSTQ cực kỳ nhạy cảm với việc phơi bày hồ sơ nhân quyền tà ác của mình trên trường quốc tế. Chính quyền Trump đã trừng phạt các quan chức ĐCSTQ tham gia vào các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, phá vỡ sự im lặng của Hoa Kỳ về những vi phạm này trong nhiều thập kỷ.

Tháng 7/2020, Hoa Kỳ đã trừng phạt 4 quan chức ĐCSTQ tham gia vào cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương.

Tháng 12/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trừng phạt 17 quan chức chính phủ nước ngoài hiện tại và trước đây theo Mục 7031 (c) của “Đạo luật Chiếm đoạt Chương trình Liên quan và Hành động Đối ngoại của Bộ Ngoại giao”. Trong đó, bao gồm ông Hoàng Nguyên Hùng, cảnh sát từ Sở Cảnh sát Ngô Thôn, thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn, người đã bức hại người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ghi chú: Trang web truyền thông trong nước của Trung Quốc đưa tin rằng, ông Hoàng Nguyên Hùng từng là người chỉ đạo Đội cảnh sát số 2 của Sở cảnh sát Ngô Thôn, chi nhánh Tư Minh, thuộc Sở Công an thành phố Hạ Môn).

Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với ông Hoàng Nguyên Hùng là hành động trừng phạt đầu tiên được thực hiện, chống lại ĐCSTQ trong hơn 2 thập kỷ, kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với khoảng 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Phản đối chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới

Ảnh hưởng của ĐCSTQ đã vượt xa các tổ chức chính thức và các công ty tư nhân ở Trung Quốc.

Chính quyền Trump, bằng cách rút khỏi các tổ chức đa quốc gia như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC), đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng, Hoa Kỳ sẽ không cống hiến cho những tổ chức quốc tế hy sinh các mục tiêu đã thiết lập, nhằm lấy lòng, đóng góp hoặc tham gia cho các chế độ như ĐCSTQ.

Khi rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại LHQ, đã gọi hội đồng này là “một tổ chức hữu danh vô thực”. Vì các thành viên của nó bao gồm những kẻ vi phạm nhân quyền khét tiếng, như Chế độ cộng sản của Trung Quốc và Cuba.

Ông Trump nói rằng, ông rút Hoa Kỳ ra khỏi WHO vì ĐCSTQ đã gây áp lực lên tổ chức này, nhằm giúp chính quyền ĐCSTQ đánh lừa người dân, khiến họ buông lỏng cảnh giác về việc phòng chống virus Trung Cộng (virus corona mới), đồng thời phong tỏa thông tin và tuyên truyền sai lệch.

Ông Trump cũng sử dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác, làm suy yếu các chế độ cộng sản và xã hội chủ nghĩa ở Cuba, Venezuela và Nicaragua. Trong một số trường hợp, những thành tựu của ông Trump ở các khu vực khác trên thế giới đã tác động đến phong trào cộng sản. Ví dụ, khi ủng hộ Israel, ông Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, nhằm phản đối phong trào chống Israel trên toàn cầu, do chủ nghĩa cộng sản và các chế độ đồng minh của nó cấu thành.

Ông Trevor Loudon, chuyên gia về sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản, nói với Epoch Times rằng: “Phong trào chống Israel nổi lên khắp thế giới về bản chất chính là chủ nghĩa cộng sản. Khi (ông Trump) đứng về phía Israel, nghĩa là ông ấy đã đứng trên lập trường chống chủ nghĩa cộng sản. Bởi kẻ thù chính của Israel là các chính quyền cộng sản như Iran, hoặc các chính quyền liên minh của chủ nghĩa cộng sản.”

Phản đối sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Kỳ

Chủ nghĩa cộng sản chủ trương bãi bỏ hoàn toàn tài sản tư nhân và doanh nghiệp tự do. Điều này có vẻ khó thực hiện ở Hoa Kỳ. Nhưng theo thời gian, mức độ giám sát và đánh thuế ngày càng tăng, mục tiêu này cũng có thể được thực thi.

Về mặt chính sách, ông Trump rõ ràng phản đối sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ. Đồng thời liên tiếp thực hiện việc cắt giảm thuế và nới lỏng sự kiểm soát đối với doanh nghiệp, nhằm chống lại sự xói mòn gia tăng của chính phủ đối với tài sản và doanh nghiệp của người dân.

Việc giảm thuế, cùng với các lệnh hành chính đảm bảo cắt giảm dần các quy định, đã thúc đẩy nền kinh tế Mỹ đạt đến thời kỳ hoàng kim vào năm 2018 và 2019. Tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp kỷ lục, lương tăng và thị trường chứng khoán tăng vọt. Khi điều kiện kinh tế được cải thiện, hàng triệu người Mỹ đã rút khỏi các chương trình phúc lợi. Trước kia, sự phát triển của hệ thống phúc lợi Hoa Kỳ, đất nước này ngày càng tiến gần hơn đến chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa xã hội là giai đoạn chính của chủ nghĩa cộng sản.

Sự thật đã chứng minh rằng, ông Trump là người bảo vệ trung thành với các giá trị truyền thống. Ông đã hành động để thúc đẩy tự do tôn giáo, khôi phục sự tôn trọng đối với các nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ và bảo vệ quyền được sống của những đứa trẻ chưa ra đời. Tại mỗi bước trong quá trình này, ông đều tôn trọng các giới hạn do Hiến pháp đặt ra và củng cố các văn kiện đảm bảo quyền tự do của người Mỹ suốt hàng trăm năm qua. Mặc dù nhiều hành động hành pháp của ông Trump đã bị thách thức trước tòa, nhưng mỗi lần như vậy, ông đều cho phép tòa án đưa ra quyết định.

Trong nhiệm kỳ của ông Trump, Hoa Kỳ một lần nữa chấp nhận nói về chủ nghĩa cộng sản, thứ gây ra sự biến đổi văn hóa như một trận động đất. Ông đã nêu ra vấn đề này trong bài phát biểu tại Liên bang năm 2019 và nói trước Quốc hội, trước một số thính giả tự coi mình là những người theo chủ nghĩa xã hội của đảng Dân chủ, ông nói rằng: “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa.”

Sau đó, ông mang những lời phát biểu này đến các cuộc vận động tranh cử và viết trên Twitter. Khi Đảng Dân chủ chuyển sang hướng tả hóa, nó đã châm ngòi cho một cuộc thảo luận về chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh chính trị của ông Biden được hình thành bằng cách hợp nhất với cương lĩnh chính trị của ông Bernie Sanders, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ theo chủ nghĩa xã hội. Đề xuất lập pháp đầu tiên của ông Biden là các biện pháp cứu trợ virus Trung Cộng, bao gồm nhiệm vụ tăng mức lương tối thiểu lên 15 đô la Mỹ mà ông Sanders đã thúc đẩy trong nhiều năm.

Trong các bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo toàn cầu và người Mỹ, ông Trump đã lên án chủ nghĩa cộng sản là một mối đe dọa chí mạng. Trong bài phát biểu nhân Ngày Nạn nhân Cộng sản Toàn quốc, ông cũng tố cáo chủ nghĩa cộng sản là một “hệ tư tưởng áp bức, lưu lại đau khổ, hủy diệt và chết chóc, mà không có trường hợp ngoại lệ.”

Ông Trump nói: “Mặc dù chủ nghĩa Marx hứa hẹn bình đẳng, hòa bình và hạnh phúc, nhưng trên thực tế, kết quả mà nó mang lại chỉ là sự bất bình đẳng, bạo lực và tuyệt vọng.”

Theo Ivan Pentchoukov, Epoch Times

Xem thêm:

Epoch Times

Published by
Epoch Times

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago