Hôm thứ Năm (4/1), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết sau cùng thì mức tài trợ quân sự của Washington dành cho Ukraine có thể giảm đi, đặc biệt khi nước này đạt được khả năng “tự đứng trên đôi chân của mình”.
Ông Miller đã đưa ra nhận định này trong cuộc họp báo thường kỳ, theo đó trả lời nghi vấn về những thay đổi có khả năng xảy ra trong chiến lược của Mỹ đối với Ukraine. Phát ngôn viên khẳng định Washington luôn tìm cách để Ukraine có thể tự vệ và cuối cùng trở thành một quốc gia “không bị lệ thuộc”.
“Chúng tôi luôn có thái độ rõ rằng chúng tôi muốn Ukraine trở thành một quốc gia không lệ thuộc; điều đó có nghĩa là họ có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, đó là chính sách của Hoa Kỳ, cho đến khi xong việc”, trích lời ông Miller.
Tuy nhiên, ông Miller cảnh báo nguồn tài trợ quân sự cho Kiev sẽ cạn kiệt vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, ông nói rằng thời điểm đó vẫn chưa đến và cần có một gói tài trợ mới cho Kiev.
“Điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ với mức tài trợ quân sự như chúng tôi đã cung cấp trong năm 2022 và 2023. Chúng tôi không nghĩ điều đó là cần thiết vì mục tiêu cuối cùng là khiến Ukraine thay đổi… giúp Ukraine xây dựng cơ sở công nghiệp quân sự của riêng mình để họ có thể tự xoay sở tài chính, tự xây dựng và mua đạn dược.”
Ông Miller cho hay việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tài trợ bổ sung cho Kiev là rất “quan trọng” vì đây là điều cấp bách nhất đối với Ukraine và các nhà ủng hộ nước này ở phương Tây. Dự luật này đã bị bỏ ngỏ sau khi Quốc hội trì hoãn vào cuối năm ngoái, sau kỳ nghỉ lễ và nhiều tuần tranh cãi qua lại giữa các nhà lập pháp vốn không đồng ý về vấn đề này.
Dự luật đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa, những người muốn nguồn tiền tài trợ được đầu tư nhiều hơn vào các vấn đề trong nước, cụ thể là giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp và củng cố biên giới của chính Hoa Kỳ.
Đồng thời, một nhà ủng hộ lớn khác là EU cũng gặp khó khăn trong việc phân bổ nguồn tài trợ mới cho Ukraine. Gói tài trợ 4 năm trị giá 50 tỷ euro đã bị Hungary phủ quyết vào cuối năm ngoái khiến các cuộc thảo luận về vấn đề này bị đẩy sang năm 2024.
Nhận định của ông Miller được đưa ra khi tổng giá trị viện trợ của phương Tây dành cho Kiev đã vượt quá 200 tỷ USD, theo ước tính của Moscow. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố số liệu thống kê chi tiết về khoản viện trợ được cung cấp cho Ukraine bởi khoảng 54 quốc gia, với tổng chi phí ước tính lên tới hơn 203 tỷ USD.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…