Khi mối quan hệ giữa Litva và Trung Quốc ngày càng xấu đi, Mỹ đã bày tỏ “sát cánh mạnh mẽ” với đồng minh vùng Baltic trong nỗ lực phản kháng Bắc Kinh cả về kinh tế và chính trị.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte hôm 21/12 đã nhấn mạnh về những báo cáo công khai đáng quan ngại gần đây chỉ ra việc các nhà chức trách hải quan Trung Quốc đã đang từ chối nhập khẩu hoặc thông quan hàng hóa từ Litva, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ, trong tuyên bố phát đi hôm 21/12, cho hay: “Ngoại trưởng [Blinken] đã bày tỏ sẽ sát cánh mạnh mẽ với Litva, một đồng minh cùng thuộc khối NATO và thành viên của Liên minh châu Âu (EU)”.
“Ngoại trưởng nhấn mạnh rằng những biện pháp [gần đây của Trung Quốc] sẽ làm gia tăng những quan ngại nghiêm trọng, bao gồm cả những quan ngại về [vi phạm] các nguyên tắc thương mại quốc tế, và [những hành vi đó] dường như cấu thành một dạng bắt nạt kinh tế”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm.
Thủ tướng Litva Simonyte đã cảm ơn Ngoại trưởng Blinken vì đã bày tỏ sự ủng hộ và đoàn kết của Mỹ qua cuộc điện đàm.
Bà Simonyte viết trên Twitter: “Điều quan trọng đối với tất cả các đối tác trong EU, Mỹ, và [các quốc gia] khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là phải làm việc cùng nhau để phản kháng những hành vi cưỡng bức [từ Trung Quốc]”.
Sự ổn định về kinh tế và chính trị của Litva đang bị đe dọa từ chế độ Trung Quốc sau khi quốc gia Baltic cho phép Đài Loan mở văn phòng dại diện tương đương cấp đại sứ quán tại thủ đô Vilnius. Trung Quốc trước nay luôn coi Đài Loan là tỉnh ngoài khơi xa của họ và để đáp trả Litva, chế độ Bắc Kinh hồi tháng Tám đã triệu hồi đại sứ của họ về nước, đến tháng Mười Một, họ đã trục xuất đại sứ Litva và hạ cấp quan hệ ngoại giao với Vilnius từ cấp đại sứ xuống cấp đại biện lâm thời.
Bắc Kinh cũng đã đang áp đặt cấm vận thương mại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Litva, và đe dọa các quốc gia và tổ chức trên thế giới phải cắt đứt quan hệ với Litva nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt cấm tiếp cận thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, Trung Quốc gần đây đã yêu cầu Continental AG, gã khổng lồ sản xuất linh kiện ô-tô của Đức, phải chấm dứt sử dụng các phụ tùng sản xuất tại Litva.
Khi Litva chị áp lực gia tăng từ Bắc Kinh, Washington đã bắt đầu có những hỗ trợ thực chất.
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ hôm 24/11 đã ký thỏa thuận tín dụng 600 triệu USD với Litva. Đây là hành động đầu tiên của Mỹ trong nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế giữa Washington và Vilnius nhằm chống lại áp lực gia tăng từ Bắc Kinh.
Vilnius tuần trước đã loan báo họ sẽ rút hết nhân viên ngoại giao còn lại khỏi Bắc Kinh và sẽ vận hành đại sứ quán Litva tại Trung Quốc từ xa.
Litva ngay đầu tháng này cũng đã tuyên bố tham gia cùng Mỹ và một số quốc gia khác tiến hành tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022.
Đức Thiện (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…