Mỹ tuyên bố sẽ không tham gia vào một sáng kiến toàn cầu do WHO phát động hôm 24/4 với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển, sản xuất và phân phát thuốc và vaccine chống COVID-19 nhằm phục vụ “công bằng mọi đối tượng” bất kể giàu nghèo.
Trả lời câu hỏi qua email, phát ngôn viên của phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc nói với Reuters:
“Tổ chức này sẽ không có sự tham gia chính thức của Mỹ. Chúng tôi mong chờ được biết nhiều hơn về sáng kiến này để hỗ trợ cho hợp tác quốc tế nhằm phát triển một vaccine chống COVID-19 sớm nhất có thể.”
Theo VOA, hiện có hơn 100 vaccine chống COVID-19 đang được phát triển, trong đó có 6 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm ngừng cung cấp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, dẫn lý do tổ chức này quá thiên vị Trung Quốc và thất bại trong việc phòng dịch. Quan chức Washington thúc giục ông Trump chỉ nối lại trợ cấp cho WHO chừng nào tổng giám đốc cơ quan này, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức. Ông Tedros từ chối đề nghị này trong một cuộc họp báo gần đây.
Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức và Tổng thống Nam Phi nằm trong số những lãnh đạo tham gia vào cuộc họp qua video phát động sáng kiến trên, điều mà WHO gọi là “sự hợp tác mang tính bước ngoặt” trong cuộc chiến chống đại dịch.
Mục đích của sáng kiến này được tuyên bố là nhằm phát triển các phương thuốc, bộ xét nghiệm và vaccine an toàn, hiệu quả để phòng chống, chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong khi đảm cả người giàu và người nghèo đều được điều trị công bằng.
“Chúng ta đang đối mặt với một mối đe dọa chung mà ta chỉ có thể đánh bại được bằng cách chung tay góp sức”, Tổng giám đốc WHO Tedros nói trong buổi hội thảo qua mạng.
“Kinh nghiệm nói với chúng ta rằng thậm chí khi các công cụ có sẵn, chúng cũng đã không được phân chia công bằng cho tất cả. Chúng ta không thể điều đó xảy ra”.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres cũng tham gia hội nghị này, theo các nguồn tin ngoại giao nói với Reuters.
Người phát ngôn của WHO, bà Chaib nói:
“Hội nghị hôm nay có thể coi như một cam kết chính trị của tất cả các đối tác nhằm bảo đảm rằng một khi có những công cụ mới trong tay, sẽ không có ai bị bỏ lại sau lưng. Những người có phương tiện có thể mua vaccine, thuốc men, và chia sẻ cho tất cả mọi người.”
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Ursula von der Leyen nói mục tiêu gây quỹ toàn cầu cho sáng kiến này vào đầu tháng 5 là 7,5 tỷ euro (8,1 tỷ USD).
“Đây chỉ là một bước đi đầu tiên, và sẽ cần nhiều hơn trong tương lai”, bà nói trong buổi hội thảo.
Tổng thống Pháp Macron cam kết sẽ thuyết phục G7 và G20 ủng hộ sáng kiến này.
“Chúng tôi hy vọng sẽ làm được việc hòa giải giữa cả Mỹ và Trung Quốc xung quanh sáng kiến này, bởi vì mục tiêu của nó là: cuộc chiến chống lại COVID-19 là vì nhân loại nói chung và không nên có sự phân chia mới thắng được trận đánh này”, ông Macron nói.
Các lãnh đạo Châu Phi, Châu Á, Trung Đông và Mỹ latinh cũng tham gia vào buổi hội thảo trực tuyến này.
Đức Trí
Xem thêm:
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…
Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…