Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc?

Đại diện quân sự của Washington đã đến thăm Việt Nam để tham vấn về các chương trình tên lửa, xây dựng năng lực hạt nhân bí mật của Trung Quốc và cách thức đối phó với Triều Tiên. Hiện nay, một số tổ chức quốc tế quan trọng đều có quan chức Việt Nam tham gia. Việt Nam đang duy trì quan hệ ngày càng chặt chẽ với phương Tây.

Đại sứ Marshall Billingslea, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc kiểm soát vũ khí và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung tại Hà Nội ngày 01/10/2020. Photo Twitter Ambassador Marshall S. Billingslea.

Thứ Năm tuần trước (1/10), đại diện quân sự của Tổng thống Mỹ là Đại sứ Marshall Billingslea đã gặp các quan chức Việt Nam. Các nguồn tin trong nước cho biết Đại sứ Billingslea đã đến Hà Nội vào chiều 30/9, sau khi thăm những đồng minh truyền thống của Mỹ Hàn Quốc và Nhật Bản. Tháp tùng với ông Billingslea trong chuyến công du đến Hà Nội có tướng Thomas Bussiere, phó Chỉ huy Bộ tư lệnh Chiến lược quân đội Mỹ. Ông Billingslea chia sẻ với truyền thông rằng đã đề cập vấn đề bành trướng trên biển của Trung Quốc cũng như cả vấn đề Trung Quốc không ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân. 

Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii, cho biết: “Chúng ta biết, Mỹ đã thấy vị trí chiến lược tiềm năng của Việt Nam ở châu Á, trong xu thế cạnh tranh Mỹ – Trung không ngừng nóng lên thì vị trí chiến lược của Việt Nam cũng ngày càng trở nên rõ ràng. Do đó, tôi cho rằng sẽ có thêm nhiều cuộc thảo luận liên quan đến vấn đề cán cân quyền lực trên phạm vi rộng lớn hơn của khu vực này, bao gồm cả Biển Đông.”

Có phân tích cho rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và năm nay giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khích lệ quan tâm của phái đoàn Mỹ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn có thêm nhiều quan chức cấp cao của Mỹ sang thăm Việt Nam.

Thứ Sáu tuần trước (2/10), trong cuộc họp báo, ông Billingslia cho biết: “Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến ​​của họ [Việt Nam] về vấn đề vận dụng cơ chế đa phương, bởi vì một khi nói đến những gì Trung Quốc đang làm, đó không chỉ đơn giản là vấn đề cạnh tranh giữa các cường quốc.”

Việt Nam chia sẻ sự lo lắng của Mỹ về thực trạng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 90% vùng biển ở Biển Đông, trong đó có những vùng chồng lấn với vùng mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bao gồm Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines. Sức mạnh quân sự của những nước này không bằng Trung Quốc.

Đại sứ Marshall Billingslea, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc kiểm soát vũ khí thăm Hàn Quốc, ảnh đăng ngày 28/9/2020 trên Twitter Ambassador Marshall Billingslea.

Thứ Sáu tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với truyền thông, ông Billingslia cho biết chủ đề thảo luận chính là Trung Quốc. Ông nói: “Chúng ta đang nói về một cường quốc nguy hiểm theo chủ nghĩa xét lại, họ đang bí mật mở rộng kho vũ khí hạt nhân và sản xuất hàng loạt tên lửa.

Ông Billingslia bổ sung rằng Trung Quốc đã vi phạm lời hứa duy trì hòa bình ở các vùng biển tranh chấp, Bắc Kinh đã “thách thức” đối với quyền tự do hàng hải.

Hoạt động cải tạo và xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây căng thẳng và lo ngại đối với nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Một số đảo nhân tạo đã được Trung Quốc triển khai căn cứ quân sự. Năm nay, tàu Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế trên biển của các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Bên tranh chấp ước tính rằng Biển Đông chứa trữ lượng thủy sản và năng lượng khổng lồ.

Có phân tích cho rằng Washington không có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, nhưng hy vọng có thể ngăn Trung Quốc giành quyền kiểm soát quá mức đối với vùng biển này.

Năm 2016, Chính phủ Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm từ thời chiến tranh liên quan bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Vấn đề này được phó giáo sư Stephen Nagy của Khoa Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo nhận định, hiện nay đại diện của Mỹ tin tưởng Việt Nam đã là một phần “thiết yếu” trong kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.

Ông Nagy cho biết, ông Billingslia có thể hy vọng rằng Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ tham gia vào việc kiềm chế Trung Quốc. “Tôi nghĩ nếu họ có thể khiến Việt Nam tham gia, điều đó sẽ có tác dụng quan trọng giúp vạch ra lằn ranh đỏ để ngăn chặn Trung Quốc, giảm thiểu hoặc chấm dứt hành vi khiêu khích tương tự của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, ông nói.

Đại diện quân sự của Mỹ cũng đã liên hệ đến hàng loạt thách thức gặp phải trong nỗ lực phi hạt nhân hóa với Triều Tiên. Trong khi chính quyền Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ Đảng hữu nghị với đảng toàn trị của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales – Úc là Carl Thayer cho biết, cuối năm nay, các nhà lãnh đạo châu Á sẽ tổ chức một loạt cuộc gặp và Mỹ có thể hy vọng sẽ nhận được một số lời khuyên từ Việt Nam để đối phó với Triều Tiên. Giáo sư Carl Thayer cho biết Mỹ cũng sẽ nghiên cứu kỹ ý kiến ​​của các nước ASEAN khác để áp đặt các biện pháp hạn chế đối với Bình Nhưỡng. Ông nói:

“Quan trọng là Mỹ coi Việt Nam là một bên tham gia, có thể trao đổi quan điểm với họ và giúp hiểu được suy nghĩ của các thành viên ASEAN trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên Liên Hiệp Quốc, và Việt Nam cũng duy trì quan hệ với Triều Tiên, đây là vấn đề mà nhiều nước khác không có được.

Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên ngay gần Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã dấy lên phẫn nộ đối với Mỹ. Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gặp nhau hai lần vào năm 2018 và 2019, nhưng không ngăn cản được những hành động này của Triều Tiên.

Giáo sư Vuving cho biết, đại diện quân sự của Mỹ hiếm khi đề cập vấn đề quan trọng như phi hạt nhân hóa với một số nước tương đối nhỏ. Việt Nam có hệ thống phòng thủ tên lửa nhưng không có vũ khí hạt nhân. Theo số liệu từ trang Global Firepower thì sức mạnh quân sự của Lực lượng vũ trang Việt Nam đứng thứ 22 trên thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hội kiến ngày 12/11/2017 tại Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc/baochinhphu.vn)

Theo baoquocte.vn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin đặc phái viên của Mỹ đến thăm như sau:

“Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua đã phát triển tích cực và hai bên tiếp tục duy trì gặp gỡ tiếp xúc tất cả các cấp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Chuyến thăm của đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ về việc kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea đến Hà Nội là nhằm trao đổi quan hệ song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.”

Tuyết Mai (t/h)

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

50 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago