ĐCSTQ có dám lợi dụng lúc TT. Trump nhiễm virus để gây chiến không?
- Thẩm Chu
- •
Trước đó, một sĩ quan quân đội Hoa Kỳ về hưu đã nhắc nhở rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể thừa cơ cuộc bầu cử Hoa Kỳ sử dụng vũ lực gây chiến chống lại Đài Loan. Từ góc độ quân sự mà nói, đây dường như là một thời điểm khá tốt. Sau khi ông Trump nhập viện, khả năng gây chiến này dường như còn lớn hơn.
(Dưới đây là bài viết của Thẩm Chu, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Cơ quan ngôn luận của quân đội ĐCSTQ cũng tham gia vào cuộc vui. Ngày 5/10, trong kỳ nghỉ dài ngày, mạng lưới quân sự của ĐCSTQ đã liên tiếp đưa ra 5 báo cáo quân sự, 4 báo cáo về Quân chủng Tên lửa và 1 báo cáo về Thủy quân lục chiến. Một trong những hình ảnh thời sự của Quân chủng Tên lửa viết: Chúng tôi luôn sẵn sàng.
Quân đội ĐCSTQ chỉ cao giọng tuyên truyền rằng đã thực sự sẵn sàng động thủ, hay phát đi một số số tín hiệu chỉ để thăm dò quân đội Hoa Kỳ?
Cuộc tấn công vũ trang vào Đài Loan có thực sự nằm trong kế hoạch của quân đội ĐCSTQ?
Thời điểm tiến hành các hoạt động quân sự tất nhiên là rất quan trọng, nhưng cuối cùng có hành động hay không, lại phụ thuộc vào việc liệu một mục tiêu rõ ràng đã được thiết lập hay chưa và đã tiến hành đánh giá toàn bộ cuộc chiến hay chưa. Nếu ĐCSTQ đã xác định mục tiêu là tấn công Đài Loan bằng vũ lực và nhiều lần đánh giá rằng họ có thể giành chiến thắng, thì tất cả những gì còn lại chỉ là vấn đề thời gian.
Nếu ĐCSTQ chưa thiết lập mục tiêu hoặc không nhận được đánh giá tích cực, thì dù thời điểm tốt đến đâu, họ cũng sẽ không hành động một cách manh động. Tình hình hiện tại tại eo biển Đài Loan kỳ thực là giống với giả thiết phía sau nhiều hơn.
Mặc dù ông Tập Cận Bình hô vang khẩu hiệu củng cố đất nước và củng cố quân đội, nhưng không có kế hoạch thực tế nào. Quân đội ĐCSTQ thực sự thiếu khái niệm về chiến tranh hiện đại. Các sĩ quan ĐCSTQ có được cấp bậc và chức vụ trong quân đội nhờ tham nhũng, phải rất khiên cưỡng mới có thể vẽ ra được một kế hoạch chi tiết cho cuộc chiến, chứ chưa nói đến thời gian biểu cho việc mở rộng quân sự.
Tất nhiên, quân đội ĐCSTQ biết rằng chỉ bằng cách phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên thì mới có thể thực sự tiến vào Thái Bình Dương. Nhưng làm thế nào để đột phá chuỗi đảo đầu tiên, họ lại không có phương án thực tế khả thi. Nếu thật sự muốn đột phá chuỗi đảo thứ nhất, thì bước tiếp theo là làm sao chiếm được chuỗi đảo thứ nhất, sau đó mở rộng kẽ hở ở chuỗi đảo thứ nhất, nhưng quân đội ĐCSTQ cũng không có phương án và khả năng khả thi.
Trong lịch sử cận đại của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc vẫn chưa có kinh nghiệm tích cực tác chiến lục địa viễn chinh. Trong lịch sử Trung Quốc, từ năm 1405 đến năm 1433, Trịnh Hòa nhà Minh đã thực hiện 7 chuyến công du sang phương Tây. Thời đó được coi là tiên tiến, nhưng chủ yếu là thông thương, trao đổi và thăm dò, chứ không phải là một cuộc thám hiểm quân sự.
Quân đội của ĐCSTQ thiếu kinh nghiệm và khái niệm chiến đấu trên biển. Việc xây dựng một kế hoạch khả thi, nhằm phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên hoặc chiếm Đài Loan thực sự vô cùng khó khăn.
Kinh nghiệm chiến đấu thực tế của quân đội ĐCSTQ
Quân đội ĐCSTQ không thực sự tham gia vào cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Trong cuộc chiến tranh chống Nhật, tổng tư lệnh của chiến khu Trung Quốc là Tưởng Giới Thạch. Quân đội ĐCSTQ chỉ là một đơn vị của quân đội quốc gia và ít khi đụng độ trực diện trên chiến trường. Chủ yếu là quân đội quốc gia hợp tác với quân đội Hoa Kỳ. Các sĩ quan ĐCSTQ ở tất cả các cấp biết rất ít về chiến tranh Thái Bình Dương. Kinh nghiệm quân sự của ĐCSTQ chủ yếu đến từ nội chiến, chiến tranh Triều Tiên, xung đột Trung-Xô, chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt, tất cả đều là chiến tranh trên bộ.
Trận đánh thực tế gần đây nhất của Hải quân Trung Quốc là vào năm 1988 (hải chiến Trường Sa). Ba khinh hạm có trọng tải từ 1.150 đến 1.674 tấn đã đánh chìm một tàu đổ bộ 1.651 tấn và 2 tàu vận tải vũ trang nặng 368 tấn của Việt Nam.
Năm 1974 (hải chiến Hoàng Sa), ĐCSTQ điều 4 khinh hạm từ 320 tấn đến 375 tấn và 2 tàu quét mìn 570 tấn, trao đổi hỏa lực với 2 khinh hạm, 1 khu trục hạm và 1 tàu quét mìn ở Việt Nam. Một tàu quét mìn của Việt Nam bị chìm và 4 tàu Trung Quốc bị hư hỏng.
Từ năm 1954 đến năm 1965, các trận đánh quy mô nhỏ giữa các tàu nhỏ của hải quân ĐCSTQ và quân đội quốc gia Đài Loan cũng diễn ra ở eo biển Đài Loan.
Đây chính là thành tích chiến đấu thực tế của Hải quân ĐCSTQ. Hiện tại trọng tải tàu của Hải quân ĐCSTQ ngày càng lớn, số lượng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm thực chiến nên việc huấn luyện chủ yếu dựa vào một phần mô phỏng quân Mỹ và Nga. Tính năng và chất lượng của trang thiết bị chưa được kiểm nghiệm thực tế. Đội chiến thuật chiến đấu liên quân cũng không được kiểm chứng trong thực chiến.
Lực lượng Không quân ĐCSTQ từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên, nhưng rất nhanh chóng đã bị tổn thất. Sau đó, họ đã chiến đấu với quân đội quốc gia Đài Loan tại eo biển Đài Loan và nhanh chóng từ bỏ quyền kiêm soát trên không. Lực lượng không quân của ĐCSTQ có ít kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Máy bay quân sự chủ yếu bắt chước Liên Xô cũ và Nga. Số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có hạn. Nhằm kéo dài tuổi thọ của máy bay, trên thực tế việc huấn luyện kinh nghiệm chiến đấu trên không hiện đại còn thiếu.
Trong chiến dịch đổ bộ quy mô lớn của quân đội ĐCSTQ, năm 1949, ĐCSTQ đã cố gắng đổ bộ vào Kim Môn bằng tàu dân sự, và kết quả là đã tiêu diệt hơn 9.000 quân. Việc sử dụng tàu dân sự tấn công đảo Hải Nam vào năm 1950 là kinh nghiệm thành công duy nhất của họ. Trên thực tế quân đội quốc gia Đài Loan đã rút khỏi đảo Hải Nam về Đài Loan.
Quân đội ĐCSTQ nói chung thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Việc huấn luyện là để biểu diễn, đối phó với cấp trên và tuyên truyền, khó có thể đủ năng lực trong chiến tranh hiện đại. Ngoài ra, ĐCSTQ còn có những mối lo quân sự chí mạng, nên lại càng không dám tùy tiện phát động chiến tranh.
Sau cuộc thanh trừng quân đội của Tập Cận Bình, ông ta vẫn chưa yên lòng. Ngày 10/3/2018, đại diện của ĐCSTQ tham gia vào hai phiên họp. (Fred Dufour / AFP qua Getty Images)
ĐCSTQ lo lắng về quân sự trong nội bộ
Các trận chiến chủ yếu của quân đội ĐCSTQ xảy ra trong thời kỳ thế hệ lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, dựa vào khả năng kiểm soát quân đội tuyệt đối và kinh nghiệm nội chiến, đã phát động hầu hết các cuộc chiến tranh lớn và nhỏ.
Năm 1996, Giang Trạch Dân đã cố gắng tạo ra một cuộc khủng hoảng tên lửa eo biển Đài Loan, nhưng khi đối mặt với hai hạm đội tàu sân bay của Mỹ, cuối cùng ông ta cũng tự biết bản thân không có thực lực, lại càng bị ám ảnh với việc kiếm tiền trong im lặng; Giang đã ngầm chấp nhận tham nhũng quy mô lớn trong giới sĩ quan các cấp để thu phục quân đội.
Tháng 5/1999, đại sứ quán của ĐCSTQ tại Nam Tư bị quân đội Hoa Kỳ tấn công. Giang Trạch Dân sau đó đã đàn áp các cuộc biểu tình trong nước. Ngày 10/6, tổ chức “610” được thành lập để đàn áp Pháp Luân Công. Vào ngày 20/7, một cuộc đàn áp quy mô lớn đối với Pháp Luân Công đã được phát động để dịch chuyển tầm nhìn.
Năm 2001, trong sự cố va chạm máy bay Trung-Mỹ, ĐCSTQ vừa cao giọng tuyên truyền về việc phi công mất tích, vừa xử lý vấn đề với Hoa Kỳ một cách thờ ơ.
Khi Hồ Cẩm Đào nắm quyền, ông ấy đã không thể kiểm soát được binh quyền, nên không những không có cơ hội phát động chiến tranh mà còn bị quân đội ám sát.
Khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông ta đã viện cớ chống tham nhũng để tiêu diệt các phe phái cũ trong quân đội. Chỉ đến năm 2017, ông mới tiến hành cải cách quân đội và tái lập quân đội của riêng mình. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình không yên tâm về quân đội và luôn lo lắng về một cuộc đảo chính. Trong cuộc họp ở Bắc Đới Hà vào tháng 8 năm nay, truyền thông đảng tiếp tục nhấn mạnh lòng trung thành tuyệt đối của quân đội.
Mục đích lớn nhất của quân đội ĐCSTQ là bảo vệ quyền lực chính trị hoặc quyền lực cá nhân. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ sau Mao và Đặng không nắm quyền kiểm soát tuyệt đối đối với quân đội và họ lo lắng rằng quân đội sẽ chống lại họ. Ngay cả sau cuộc đại thanh trừng quân đội, ông Tập Cận Bình vẫn thường ra lệnh trao đổi, luân chuyển các quan chức chính quyền địa phương, nhằm ngăn chặn sự hình thành các phe phái địa phương. Tới nay quan chức chủ chốt phụ trách khu phòng vệ Bắc Kinh vẫn chưa thực sự đáng tin cậy.
Vì lý do tương tự, quyền chỉ huy quân sự của ĐCSTQ không thể giao cho cấp dưới. ĐCSTQ từ chối điều động quân đội xuyên khu vực, nên càng không thể dễ dàng phát động chiến tranh. Một khi chiến tranh bắt đầu, quân đội cần được tập hợp ở nhiều nơi khác nhau và quyền chỉ huy quân đội cần được tập trung vào tay các chỉ huy tại tiền tuyến. Một khi xảy ra đảo chính, chắc chắn đây sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với Quân ủy Trung ương và cấp cao của ĐCSTQ.
Những lo lắng quân sự trong nội bộ cấp cao của ĐCSTQ khiến việc bắt đầu một cuộc chiến trở nên khó khăn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ và quân đội còn phải suy xét đến tình hình bên ngoài.
ĐCSTQ lo lắng về quân sự bên ngoài
Lấy việc chiến sự có khả năng xảy ra nhất ở eo biển Đài Loan làm ví dụ, nếu ĐCSTQ thực sự sẵn sàng tấn công Đài Loan, thì lực lượng Thủy quân lục chiến khoảng 40.000 người sẽ phải chống đỡ đầu tiên, nhưng hiển nhiên là số lượng này chưa đủ. Đối mặt với 160.000 quân phòng thủ của Đài Loan và hàng trăm ngàn quân dự bị, quân đội của ĐCSTQ cần tập hợp ít nhất 500.000 người, con số này chiếm khoảng một nửa quân số của ĐCSTQ.
ĐCSTQ hiện có 13 đạo quân và 3 quân đoàn phía Đông. ĐCSTQ cũng cần thu hút một đội quân từ 4 chiến khu còn lại, tổng cộng là 7 quân đoàn, mới có thể đánh bại quân phòng thủ Đài Loan, thực sự chiếm đóng và kiểm soát Đài Loan.
Nhu cầu ít nhất là 500.000 quân. Trận đổ bộ lớn nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương là Trận Okinawa. Đối mặt với 120.000 quân phòng thủ Nhật Bản, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng 180.000 quân cho các chiến dịch đổ bộ trước, sau đó vận chuyển 300.000 quân tiếp viện. Mất 82 ngày để đánh chiếm Okinawa, thành phố chỉ bằng 1/30 diện tích của Đài Loan.
Ngoài việc điều động lục quân, hải quân, không quân, binh chủng tên lửa, đoàn chi viện chiến lược và hỗ trợ hậu cần đều phải được huy động và tập hợp trên quy mô lớn và không thể giữ bí mật. Trung tâm liên lạc và chỉ huy quân sự của ĐCSTQ chắc chắn sẽ sớm bị lộ. Việc huy động và triển khai lực lượng tên lửa tầm trung và tầm xa của ĐCSTQ cũng là chìa khóa cho hoạt động do thám của quân đội Mỹ. Các tàu lớn lại càng dễ lộ diện. Ít nhất hạm đội tàu sân bay cần được triển khai tới phía Đông Đài Loan.
Việc để lộ những bộ phận chủ chốt này có thể trở thành mục tiêu của quân đội Hoa Kỳ bất cứ lúc nào. Nếu quân đội Hoa Kỳ hành động trước thì quân đội ĐCSTQ sẽ sụp đổ ngay lập tức. Ông Trump có nhiều khả năng sẽ trực tiếp ủy quyền cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các máy bay ném bom B-1 và B-2 sẽ được điều động ngay lập tức. Các tên lửa hành trình Tomahawk của tàu Aegis và tàu ngầm sẽ lập tức phát động một cuộc tấn công kết hợp giữa F-35, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sẽ theo sau. Các cuộc tấn công cũng sẽ được phát động, và các máy bay trên tàu sân bay sẽ chờ thời cơ hành động.
Đây hiển nhiên là hành động quân sự lớn nhất của ĐCSTQ. Ngay cả khi quân đội Hoa Kỳ đứng yên và đợi cho đến khi quân đội ĐCSTQ bắt đầu các chiến dịch đổ bộ, rồi đột ngột tấn công giữa chừng, thì thương vong của ĐCSTQ còn lớn hơn. Với thất bại ở eo biển Đài Loan và sự tan rã của quân đội, chế độ ĐCSTQ sẽ nhanh chóng sụp đổ.
Quân đội ĐCSTQ không sẵn sàng hành động quân sự, cũng không có kế hoạch thực sự và không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Thêm vào đó, khi suy xét đến tình hình quân sự bên trong và bên ngoài, về căn bản, ĐCSTQ không dám dễ dàng khơi mào chiến tranh. Điều này không liên quan gì đến thời cơ tốt hay xấu.
Việc ông Trump nhập viện và cuộc bầu cử Hoa Kỳ có lẽ sẽ không thể trở thành cơ hội cho ĐCSTQ, chỉ có thể khiến ĐCSTQ thêm lo lắng. Nhưng tuyên truyền của ĐCSTQ sẽ không bao giờ dừng lại.
Thẩm Chu
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng tải trên Epoch Times)
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện Quân đội ĐCSTQ xâm lược Đài Loan Trung Quốc tấn công Đài Loan Chiến đấu trên biển