Thế Giới

Mỹ nói quân đội Triều Tiên đang ở tại Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã xác nhận rằng quân đội Triều Tiên đang hiện diện tại Nga – thông tin khiến gia tăng những lo ngại về sự phức tạp và mở rộng của cuộc xung đột Ukraine. Hồi đầu tuần, nhà sử học và phóng viên Owen Matthews tỏ ra nghi ngờ vấn đề Bắc Triều Tiên tham dự, và nói rằng ông chứng kiến Ukraine giả tạo bằng chứng.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Wikimedia/CC0 1.0)

Đây là lần đầu tiên Washington công khai xác nhận những cáo buộc trước đó từ Ukraine và Hàn Quốc về việc Triều Tiên hỗ trợ quân sự cho Nga. Tuy nhiên, Bộ trưởng Austin nhấn mạnh rằng mục tiêu cụ thể của lực lượng này hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Trong nhiều tháng qua, Ukraine và Hàn Quốc đã nhiều lần đưa ra các cáo buộc rằng Triều Tiên gửi quân đội sang Nga để tham gia vào cuộc chiến chống lại Ukraine. Các tổ chức quốc tế như NATO và chính quyền Mỹ trước đó vẫn giữ lập trường thận trọng và không có xác nhận chính thức nào về thông tin này. Tuy nhiên, phát biểu của Bộ trưởng Austin đánh dấu một bước chuyển lớn trong nhận thức của phương Tây về sự hiện diện của quân đội Triều Tiên tại Nga.

Tại buổi họp báo hôm 22/10, ông Austin cho biết: “Chúng tôi đã thu thập được bằng chứng cho thấy quân đội Triều Tiên hiện diện tại Nga. Dù chưa rõ họ đang thực hiện nhiệm vụ gì, nhưng điều này đã đặt ra những câu hỏi mới về ý định của Bình Nhưỡng”. Việc chính phủ Mỹ lần đầu xác nhận sự hiện diện này đã tạo ra nhiều nghi vấn về mục tiêu của Triều Tiên trong cuộc xung đột, và liệu lực lượng của họ có tham gia trực tiếp vào các hoạt động chiến đấu hay không.

Khi được hỏi về khả năng Triều Tiên trực tiếp tham chiến thay mặt cho Nga, Bộ trưởng Austin đã bày tỏ sự lo ngại. Ông cảnh báo rằng nếu Triều Tiên đóng vai trò tích cực trong cuộc xung đột Ukraine, đây sẽ là một bước leo thang đáng báo động.

“Nếu họ là bên tham chiến chính thức, đây là vấn đề rất nghiêm trọng”, ông nói. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng điều này không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu, mà còn có thể gây ra tác động sâu rộng đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi vốn đã căng thẳng với những thay đổi địa chính trị.

Bên cạnh đó, ông Austin cũng đặt dấu hỏi về tình trạng của lực lượng Nga khi nước này phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng minh như Triều Tiên và Iran. Ông nhấn mạnh rằng điều này cho thấy năng lực quân sự của Moskva đã bị hao hụt sau hai năm xung đột với Ukraine.

Giới phân tích cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng việc Triều Tiên tham gia hỗ trợ Nga có thể phản ánh sự thâm hụt nguồn lực và nhân lực của Moskva khi cuộc chiến kéo dài. Điều này đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai của cuộc chiến và khả năng Nga tiếp tục kéo dài cuộc xung đột mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Owen Matthews thấy rằng Ukraine giả tạo bằng chứng

Khi được The Spectator hỏi về vấn đề Bắc Triều Tiên đưa quân cho Nga, Owen Matthews đã trả lời rằng ông thấy Ukraine giả tạo bằng chứng:

“Hiện nay tôi nghĩ thế này, theo tất cả những gì tôi nhìn thấy là video được làm một cách không chuyên nghiệp về các chiến binh mà được hiểu là người Triều Tiên, vậy mà họ dường như đang nói tiếng Ukraine một cách thành thạo. Tôi muốn nói là một số người đã được đặt vào đó (ông Matthews cười khẩy) bạn biết đấy, đóng vai những ‘người Triều Tiên’ được coi là bị bắt ở chiến trường. Tôi không rõ đẳng cấp người Ukraine nào đã làm ra video đó, nhưng nó đã được làm ra rất tệ, đẳng cấp rất thấp.”

Tuy nhiên ông cũng nói rằng “nếu điều đó xảy ra, nếu nó là sự thật, thì có lẽ đó là sự leo thang [chiến tranh từ phía Nga].”

Owen Matthews là nhà văn, sử học, và phóng viên người Anh. Ông sinh năm 1971, với mẹ là người được sinh ra ở Kharkov thuộc Liên Xô (trước khi tỉnh này được phân ra theo Ukraine vào 1991). Ông là người thành thạo tiếng Nga/Ukraine như tiếng mẹ đẻ. Ông đã từng làm việc và cộng tác với The Moscow Times (một tờ báo độc lập, trụ sở tại Hà Lan), và Newsweek; hiện nay ông làm việc cho The Spectator. Vấn đề Nga cũng như Ukraine là một vài vấn đề trong chuyên môn của ông.

Về chiến tranh Ukraine, ban đầu (2022) ông tin rằng quân Nga sẽ thua trận trước NATO hùng mạnh, tuy nhiên, trong video đăng hôm Thứ Hai nêu trên, ông cho rằng quân Ukraine chắc chắn sẽ thua. Ông đã dần dần thay đổi nhận định của mình về cuộc chiến tranh này, và trở nên có nhiều điểm tương đồng với giáo sư John Mearsheimer và đại tá về hưu Douglas Macgregor, những người ngay từ đầu cuộc chiến đã cho rằng Mỹ đã tính toán sai lầm khi thông qua việc mở rộng NATO để kích thích Nga tấn công Ukraine vào tháng 2/2022. Trong video nêu trên mà được The Spectator đăng với tiêu đề “Giấc mộng tham gia NATO của Ukraine”, ông cũng cho rằng việc Ukraine gia nhập NATO là không có tính khả thi.

Anh Trần

Video: Ba làn sóng t.ự t.ử là minh chứng cho sự máu lạnh của ĐCSTQ

Anh Trần

Published by
Anh Trần

Recent Posts

[VIDEO] Ai chẳng có trong mình một Trung Hoa rất đẹp?

Trung Hoa khổng lồ, Trung Hoa đau thương Mai tan hết mây mù mưa xám…

41 phút ago

Nguyên hiệu trưởng trường ’11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm’ bị bắt

Nguyên Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (tỉnh Lào…

43 phút ago

Phác họa

Các tác phẩm phác họa thâm diễn coi bản phác họa là một thể loại…

54 phút ago

Chuyện xưa: Ngàn dặm tặng lông thiên nga

Gửi tặng món quà rất nhỏ từ nơi xa xôi ngàn dặm, món quà tuy…

60 phút ago

Ông Trump cáo buộc Anh ‘can thiệp’ vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ

Đảng Lao động cầm quyền của Anh Quốc đang can thiệp vào cuộc bầu cử…

1 giờ ago

Những thuyết khác nhau về Việt Thường và Giao Chỉ

Dưới đây là những thuyết khác nhau về Việt Thường và Giao Chỉ.

1 giờ ago