Thế Giới

Mỹ quyết định mở rộng trừng phạt Nga

Trong tuần này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ mở rộng đáng kể chương trình trừng phạt thứ cấp chống lại Nga. Bất kỳ tổ chức tài chính nước ngoài nào giao dịch với các thực thể Nga bị trừng phạt đều được coi là đang làm việc trực tiếp với tổ hợp công nghiệp quân sự của Điện Kremlin.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn ảnh: Win McNamee/Getty Images)

Tờ Financial Times cho biết, biện pháp này sẽ ngăn cản các tổ chức tài chính từ Trung Quốc và các nước khác làm ăn với Moscow.

Biện pháp này sẽ mở rộng phạm vi của lệnh hành pháp của Nhà Trắng vào tháng 12, trao cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu một tổ chức tài chính nước ngoài bị phát hiện hành động cho bất kỳ ai trong số khoảng 1.200 thực thể mà chính phủ Hoa Kỳ coi là một phần trong lĩnh vực quốc phòng của Nga. Các biện pháp trừng phạt thứ cấp cũng có thể được áp dụng đối với họ nếu họ hành động đại diện cho các thực thể này.

Sau những điều chỉnh trong tuần này, con số đã tăng lên hơn 4.500, bao gồm gần như tất cả các thực thể của Nga đã bị trừng phạt, gồm cả những thực thể không bị trừng phạt vì hỗ trợ trực tiếp cho cuộc chiến ở Ukraine. Lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng lớn nhất của Nga, như Sberbank và VTB.

Việc mở rộng các biện pháp trừng phạt thứ cấp phản ánh quan điểm của Mỹ, rằng 2 năm sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Điện Kremlin đã biến Nga thành một nền kinh tế chiến tranh.

Quan chức Mỹ tin rằng vì lệnh điều hành tháng 12, các ngân hàng ở nước thứ 3 không muốn giao dịch với các khách hàng Nga có rủi ro cao.

Nhập khẩu liên quan đến chiến tranh của Nga đã giảm vào đầu năm 2024 do rủi ro tài trợ thương mại xuyên biên giới đối với những hàng hóa này trở nên lớn hơn, gồm cả đối với các ngân hàng không có bất kỳ mối quan hệ nào với Hoa Kỳ.

Cô Emily Kilcrease, chuyên gia về thương mại và trừng phạt tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cho biết các biện pháp trừng phạt thứ cấp được thiết kế để mở rộng khả năng của Hoa Kỳ trong việc truy lùng những đối tượng không có mối quan hệ pháp lý với Hoa Kỳ, nhằm phá vỡ các biện pháp trừng phạt.

Cô nói, điều này có nghĩa là Hoa Kỳ thực sự có thể nhắm tới các lệnh trừng phạt áp đặt đối với những người không tuân theo luật pháp Hoa Kỳ.

Bộ cũng nói sẽ tiến tới hạn chế khả năng của cơ sở công nghiệp quân sự Nga trong việc khai thác một số dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm của Hoa Kỳ, và hợp tác với Bộ Ngoại giao Mỹ nhắm mục tiêu vào hơn 300 cá nhân và tổ chức ở Nga và các nước khác, kể cả ở châu Á, châu Âu và châu Phi.

Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ nói rằng họ nhắm mục tiêu vào các công ty vỏ bọc ở Hồng Kông vì vận chuyển hàng bán dẫn sang Nga, bộ tiến hành các bước sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng ưu tiên cao của Moscow trị giá gần 100 triệu USD, bao gồm cả những con chip.

Tháng trước, trong một cuộc cải tổ bất ngờ trong ban lãnh đạo an ninh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bổ nhiệm ông Andrei Belousov làm bộ trưởng quốc phòng.

Điện Kremlin cho biết, việc cải tổ này nhằm mục đích làm cho chi tiêu quốc phòng kỷ lục 10,8 nghìn tỷ rúp (120 tỷ USD) của Nga trở nên hiệu quả hơn, và khiến nước này ít bị tổn thương hơn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Bằng cách mở rộng phạm vi trừng phạt thứ cấp, Mỹ đang đe dọa các tổ chức tài chính ở quốc gia khác làm ăn với Nga. Đặc biệt là Trung Quốc, nước này đã trở nên thân thiết hơn với Moscow từ khi Nga tấn công Ukraine.

Một nguồn tin cho biết, ông Putin đã yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tăng cường mối quan hệ giữa lĩnh vực tài chính của hai nước trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh vào tháng trước.

Trung Quốc và Nga đang thảo luận về việc bảo vệ một số ngân hàng Trung Quốc làm ăn với các đối tác Nga, nhưng phạm vi của mối quan hệ được đề xuất không đáp ứng được yêu cầu của Moscow. Điều này cho thấy, Bắc Kinh vẫn rất lo ngại về khả năng bị Mỹ trừng phạt thứ cấp.

Theo Financial Times, tháng trước, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell nói với các phóng viên, rằng mối quan tâm chính của Hoa Kỳ là các công ty Trung Quốc có liên quan một cách có hệ thống trong việc hỗ trợ Nga. Hoa Kỳ cũng rất chú ý đến các tổ chức tài chính. Ông nói rằng không chỉ Mỹ, mà các nước khác sẽ có biện pháp ứng phó.

Bộ Tài chính cũng cho hay họ sắp áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cơ quan quan trọng trong cơ sở hạ tầng tài chính của Nga, bao gồm cả Sở giao dịch Moscow (MOEX), nơi vận hành các thị trường đại chúng lớn nhất của Nga về chứng khoán, đầu tư tạo ra thu nhập cố định, ngoại hối và các sản phẩm tài chính khác.

Hôm thứ Ba (11/6), người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia, ông John Kirby, cho biết Hoa Kỳ sẽ công bố một đợt trừng phạt mới và kiểm soát xuất khẩu đối với Nga, đồng thời sẽ thúc đẩy nỗ lực của các nước G7 nhằm khai thác giá trị tài sản thuộc chủ quyền của Nga bị phong tỏa.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

17 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

36 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago