Hôm 14/11, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra một dự luật yêu cầu chính quyền Trump phản ứng mạnh mẽ hơn đối với cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với những người Hồi giáo thiểu số Duy Ngô Nhĩ, bao gồm các biện pháp trừng phạt nhắm tới các quan chức cao cấp của Bắc Kinh.
Theo Reuters, dự luật cũng yêu cầu Tổng thống Donald Trump lên án các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương, kêu gọi bổ nhiệm một “điều phối viên đặc biệt” về vấn đề này và cấm xuất khẩu công nghệ của Mỹ mà Bắc Kinh đang sử dụng để giám sát và giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ.
Trong những năm qua, khu tự trị Tân Cương đã bị biến thành một ‘nhà nước cảnh sát’, với hàng loạt đồn cảnh sát, hệ thống camera dày đặc giám sát đường phố, lập các trạm kiểm soát an ninh để quét chứng minh thư điện tử của người dân. Bắc Kinh cũng bị cáo buộc vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư khi tăng cường thu thập thông tin cá nhân của những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, chẳng hạn đăng ký kết hôn, bằng lái xe, và đe dọa gia đình của họ ở quê nếu không chịu cung cấp.
Các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh đang cầm tù tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong hệ thống trại tập trung và trại cải tạo khổng lồ. Các quan chức Trung Quốc, sau khi không thể chối bỏ sự tồn tại của hệ thống trại này do hình ảnh chụp vệ tinh, đã tuyên bố đây thực ra là các trung tâm “huấn luyện dạy nghề” để giúp cuộc sống người dân địa phương “thêm màu sắc”.
Thượng nghị sĩ Rubio, một trong những tác giả của dự luật, nói trong một tuyên bố rằng “một số quan chức Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tội ác chống lại nhân loại.”
Dự luật mới kêu gọi Nhà Trắng:
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Hạ nghị sĩ Chris Smith và Thượng nghị sĩ Bob Menendez là những người bảo trợ dự luật. Ông Rubio và Smith là đồng chủ tịch Ủy ban chấp hành Quốc hội về Trung Quốc, và là hai trong số những tiếng nói phê bình mạnh mẽ nhất về vấn đề nhân quyền Trung Quốc trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Các trợ lý cấp cao của Tổng thống Trump gần đây cũng đã nghiêm túc hơn khi chỉ trích Trung Quốc đối xử với những người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương, một vấn đề mà quốc tế cũng lên án kịch liệt. Cho tới nay, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào sẽ là một động thái hiếm hoi trên cơ sở nhân quyền của chính quyền Trump chống lại Trung Quốc, quốc gia mà Mỹ đang đối đầu trong cuộc chiến thương mại căng thẳng.
Chính quyền Trung Quốc biện minh cho hành động của mình ở Tân Cương bằng lý do “mối đe dọa Hồi giáo”, “chủ nghĩa cực đoan” và “các cuộc bạo loạn dân tộc”. Sau khi đã kêu gọi Hoa Kỳ và các nước khác tránh xa các vấn đề nội bộ của họ. Sau khi dự luật trên được các nghị sĩ Mỹ giới thiệu, Bắc Kinh đã chỉ trích Washington không nên “nhúng mũi vào chuyện của người khác”.
Hôm thứ Năm (15/11), Bắc Kinh gọi dự luật của Mỹ là “một sự ngông cuồng không thể hiểu được” nhằm can thiệp vào chính trị nội bộ của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh nói: “Tôi thấy rất lạ, những nghị sĩ Mỹ này có một sự ngông cuồng không thể lý giải nổi, đã đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về công việc nội bộ của nước khác! Họ biết bao nhiêu về tình huống thực tế của nước khác?”
“Tôi hy vọng các nghị sĩ Mỹ có thể quan tâm nhiều hơn đến công việc nội bộ của họ và làm tốt việc của bản thân mình hơn”.
Trước đó Trung Quốc cũng nhiều lần chỉ trích các quốc gia Châu Âu từng lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương.
Các nước phương Tây bao gồm Canada, Pháp, Đức và Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc đóng cửa các trại tạm giam ở Tân Cương, nơi các nhà hoạt động cho biết có tới 1 triệu thành viên của nhóm sắc tộc thiểu số và những người Hồi giáo đang bị giam giữ.
Đức Trí (T/h)
Xem thêm:
Bộ Công an đề xuất không quy định Cơ quan điều tra của VKSND Tối…
Nhiều biển số ngũ quý (xe máy) được đấu giá như: 50AA-999.99; 50AA-666.66; 50AA-777.77; 29AC-222.22.
Mức thuế đối ứng 46% là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp…
Việt Nam sẵn sàng đàm phán đưa mức thuế nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu…
Sau khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 49%, Campuchia đã thông báo giảm thuế…
Tổng thống Trump đã đăng video đòn không kích nhắm vào nhóm hàng chục người…