Tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm (26/5), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố thành lập nhóm “Ngôi nhà Trung Quốc” (China House), là nơi tập trung các nhà ngoại giao điều phối chính sách của Mỹ để chống lại tham vọng toàn cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Hôm thứ Năm, ngoại trưởng Mỹ đã có bài phát biểu tại Đại học George Washington về chiến lược ĐCSTQ của chính quyền Tổng thống Biden và tuyên bố thành lập “Ngôi nhà Trung Quốc”.
Theo các đoạn trích từ bài phát biểu của ông Blinken do Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp, “Ngôi nhà Trung Quốc” sẽ là một nhóm tổng hợp trong phạm vi ngoại giao có nhiệm vụ điều phối và thực hiện chính sách đối ngoại liên quan của Chính phủ Mỹ về các vấn đề và khu vực khác nhau.
Ông Blinken nói trong bài phát biểu: “Quy mô và phạm vi của thách thức mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) đặt ra sẽ kiểm tra chính sách ngoại giao của Mỹ, đây là vấn đề chưa có tiền lệ. Là một phần của chương trình hiện đại hóa, tôi quyết tâm cung cấp cho các bộ phận và các nhà ngoại giao của chúng tôi những công cụ họ cần để đáp ứng thách thức này”.
Bài phát biểu của ông Blinken cho thấy thông điệp: Dù Chính phủ Mỹ đã dành nhiều nguồn lực cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine, nhưng Mỹ vẫn coi Trung Quốc là đối thủ địa chính trị lớn nhất.
“Ngay cả khi cuộc chiến của Tổng thống (Nga) Putin vẫn diễn ra, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào thách thức lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế, và đó là thách thức mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) đặt ra”, ông Blinken nói trong bài phát biểu.
Ngay từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Biden cũng cho biết ĐCSTQ là thách thức lớn nhất mà Mỹ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Trong khi đã từ lâu giới chức Mỹ luôn mô tả chiến lược của Mỹ đối với Bắc Kinh là “hợp tác, cạnh tranh và đối đầu”.
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên trước Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 1/2021, ông Blinken gọi mối quan hệ Mỹ-Trung là “mối quan hệ quan trọng nhất cho tương lai của nước Mỹ”.
Trong phát biểu hôm thứ Năm, ông Blinken đã thay đổi cách nói chỉ ra rằng Washington sẽ áp dụng chiến lược “đầu tư, liên kết, cạnh tranh” để chống lại sức mạnh toàn cầu ngày càng tăng của ĐCSTQ.
“Chúng ta sẽ đầu tư vào nền tảng sức mạnh trong nước: khả năng cạnh tranh, đổi mới và dân chủ của chúng ta. Chúng ta sẽ gắn kết nỗ lực của mình với mạng lưới các đồng minh và đối tác, hành động vì mục tiêu chung và sự nghiệp chung. Chúng ta sẽ cạnh tranh với Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng nguồn lực quan trọng này để bảo vệ lợi ích của chúng ta và xây dựng tầm nhìn của chúng ta cho tương lai”, Ngoại trưởng Mỹ nói trong bài phát biểu.
Bài phát biểu tại Đại học George Washington này của Ngoại trưởng Mỹ vốn dự kiến được lên lịch vào ngày 5/5, nhưng đã bị trì hoãn cho đến nay sau khi ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán). Bài phát biểu hôm thứ Năm diễn ra sau một tháng hoạt động ngoại giao mạnh mẽ của Mỹ tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm chuyến thăm đầu tiên mới đây của ông Biden tới châu Á trong tư cách Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Biden đã nhiều lần tuyên bố ưu tiên hàng đầu giải quyết các thách thức của ĐCSTQ. Chuyến đi vừa kết thúc của ông tới châu Á nhằm mục đích tái tập trung của Mỹ vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trong chuyến đi này, Tổng thống Mỹ cùng với Ngoại trưởng và các quan chức cấp cao khác của Mỹ đã lần lượt thăm Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời khởi động Khuôn khổ Thịnh vượng Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF), và tổ chức một vòng mới của “Đối thoại Tứ giác An ninh” (QUAD).
Tổng thống Biden cho biết IPEF sẽ viết lại các quy tắc Ấn Độ – Thái Bình Dương để “mở rộng vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ trong khu vực”, hữu ích cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ cũng như người dân trong khu vực.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nói với các phóng viên rằng IPEF cung cấp cho các nước châu Á “giải pháp thay thế cho cách tiếp cận của Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với những vấn đề quan trọng này”.
Trong ngày thứ hai khởi động IPEF (24/5), cũng tại Tokyo, Tổng thống Biden đã tham gia “Đối thoại Tứ giác An ninh” lần thứ ba với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Úc, và Ấn Độ.
Theo một tuyên bố chung được lãnh đạo 4 nước công bố sau hội nghị thượng đỉnh, trước sự xâm lược của Nga đối với Ukraine và mối đe dọa của chế độ ĐCSTQ, các bên đã đạt được đồng thuận: sẽ tăng cường hợp tác với nhau hơn nữa chống lại bất kỳ hành động nào trong khu vực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…