Mỹ thêm 2 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, nghi cưỡng bức lao động ở Tân Cương

Ngày 1/8, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm của 2 công ty Trung Quốc liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương vào thị trường Mỹ. Ngày 2/8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi rằng đây là một “lời nói dối thế kỷ” do các lực lượng chống Trung Quốc dựng lên.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ, ông Alejandro Mayorkas. (Nguồn: Wikimedia)

Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ, ông Alejandro Mayorkas, cho biết trong thông báo rằng các biện pháp thực thi được công bố lần này thể hiện cam kết của chính quyền Biden, trong việc buộc các tổ chức phải chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, và các hoạt động lao động cưỡng bức.

Ngày 1/8, lệnh cấm đã được Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đăng trên trang web của mình. Thông báo đề cập rằng mục đích của hành động này là nhằm loại bỏ các hoạt động lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, và truy cứu trách nhiệm về tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người đang diễn ra nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương.

Hai công ty Trung Quốc có liên quan là Camel Group và Tập đoàn Công nghệ Sinh học Chenguang (Thần Quang). Camel Group là một trong những nhà sản xuất pin ô tô lớn nhất thế giới, trong khi Thần Quang là một doanh nghiệp định hướng xuất khẩu, chủ yếu tham gia chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Cả hai đều là công ty niêm yết tại Trung Quốc.

Tập đoàn công nghệ sinh học Thần Quang Yên Kỳ được thành lập vào tháng 9/2018, là công ty con thứ 7 thuộc sở hữu hoàn toàn của Tập đoàn Thần Quang tại Tân Cương. (Ảnh: xjhr.com)

Lệnh cấm sẽ được thực hiện từ thứ Tư (ngày 2/8), đồng thời nâng số lượng thực thể được liệt kê trong “Đạo luật ngăn chặn cưỡng bức lao động của người Duy Ngô Nhĩ” lên con số 24.

Đạo luật này đã được Tổng thống Biden ký thành luật vào cuối năm 2021. Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ bắt đầu thực thi đạo luật này vào tháng 6/2022. Đến nay, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ đã thẩm tra hơn 4.600 lô hàng trị giá hơn 1,64 tỷ USD theo quy định của đạo luật này.

Trung Quốc đã nhanh chóng đáp trả. Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm thứ Tư (2/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố lao động cưỡng bức ở Tân Cương vốn dĩ là một “trò lừa bịp thế kỷ” do những kẻ chống Trung Quốc dựng lên, nhằm làm mất uy tín của nước này.

Người phát ngôn khẳng định Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.

Thứ Tư (2/8) trên trang web của mình, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đưa ra một tuyên bố tương tự như Bộ Ngoại giao.

Nhưng hành động của Hoa Kỳ chống lại các công ty Trung Quốc liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương vẫn được tiếp tục.

Theo yêu cầu của Quốc hội, ngày 1/8, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã ban hành “Chiến lược cập nhật năm 2023 cấm nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc được khai thác, sản xuất thông qua lao động cưỡng bức”.

Trong đó nhấn mạnh rằng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cam kết thay đổi hành vi của các nhà nhập khẩu, và truy cứu trách nhiệm của những hành vi lạm dụng lao động cưỡng bức nghiêm trọng được nêu trong chiến lược.

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng đưa ra một tuyên bố trên trang web của mình vào ngày 1/8. Tuyên bố chỉ ra rằng trên thực tế, tài liệu chiến lược cập nhật bao gồm 4 công ty mới của Trung Quốc được cho là cưỡng bức lao động ở Tân Cương.

Ngoài 2 công ty trên còn có Công ty Hóa chất Zhongtai (Trung Thái) Tân Cương và nhà sản xuất thiết bị in Ninestar, cùng 8 công ty con tại Chu Hải.

Về vấn đề này, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, bà Katherine Tai, tuyên bố các hành động của lực lượng đặc nhiệm chống lao động cưỡng bức thể hiện những nỗ lực toàn diện của Chính phủ Hoa Kỳ, nhằm thực thi “Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ”.

Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác của lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan này, để loại bỏ lao động cưỡng bức khỏi chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ.

Đáp lại thông báo do Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 1/8, ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên của tổ chức “Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới” hiện đang sống tại Thụy Điển, nói với RFA: “Không thể che giấu sự thật về việc cưỡng bức lao động có hệ thống và quy mô lớn của Chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Việc trực tiếp hoặc gián tiếp mua các sản phẩm buộc người Duy Ngô Nhĩ phải làm lao động giá rẻ, là sự ủng hộ trá hình cho chính sách nô lệ cực đoan của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ tại đây.

Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn, để trấn áp và ngăn chặn việc thông qua các kênh khác nhau từ Trung Quốc, thu mua các sản phẩm buộc người Duy Ngô Nhĩ bị sử dụng làm lao động giá rẻ vào Hoa Kỳ.”

Theo RFA

Published by
Theo RFA

Recent Posts

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

10 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

42 phút ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

55 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

1 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

2 giờ ago