NATO có thể phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng là Mỹ rời khỏi liên minh nếu ông Donald Trump tái đắc cử vào tháng Mười Một, tờ Telegraph hôm thứ Bảy (9/3) dẫn lời một số nhà ngoại giao các quốc gia thành viên khối này cho biết.
Họ cảnh báo rằng các quốc gia NATO của châu Âu nên phát triển một số chiến lược để phòng tránh tình huống như vậy và xem xét lại khả năng phòng thủ của khối.
Một nhà ngoại giao châu Âu nói với tờ báo rằng khả năng Mỹ rút quân là một “mối lo ngại”. “Không ai biết ông ấy sẽ làm gì tiếp theo,” ông nói, ám chỉ ông Trump.
Cựu tổng thống Trump đã đảm bảo quyền lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa vào đầu tuần này, ông đạt được 14 trong số 15 bang vào ngày Siêu Thứ Ba và nhận được 995 phiếu bầu của đại biểu Đảng Cộng hòa. Đối thủ duy nhất của ông, bà Nikki Haley cũng đã bỏ cuộc ngay sau đó.
Ông hiện được cho là sẽ đối đầu với Tổng thống Joe Biden vào tháng Mười Một vì tổng thống đương nhiệm của Mỹ cũng dẫn đầu trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.
Trước đó, một số cựu quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng Nhà Trắng của ông Trump có thể khiến Mỹ rút khỏi NATO. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đưa ra dự đoán như vậy vào tháng 12/2023. Theo ông, ông Trump có thể bắt đầu rút lực lượng Mỹ ra khỏi các nước NATO, điều có khả năng gây ra “sự sụp đổ của liên minh”. Reuters cũng đưa tin về khả năng như vậy vào thời điểm đó.
Vào giữa tháng Hai, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, ông John Bolton, cũng đưa ra tuyên bố tương tự. “NATO sẽ thực sự gặp nguy hiểm”, ông nói và nói thêm rằng ông Trump “sẽ cố gắng rời khỏi khối”.
Một nhà ngoại giao châu Âu nói rằng các nước còn lại của khối: “Cần phải chuẩn bị sẵn sàng”.
Một quan chức khác mô tả NATO là “quá phụ thuộc vào Mỹ”. Người này nói thêm rằng một “cuộc thảo luận” về việc phòng ngừa rủi ro khi Mỹ rút quân là “cần thiết”. Nguồn thứ ba được tờ báo trích dẫn cho biết các quốc gia châu Âu nên kiểm tra tính đầy đủ của “kế hoạch phòng thủ” của chính họ trước những rủi ro như vậy.
Ở Anh, những lo ngại tương tự trước đây cũng đã được ông Lord Kim Darroch, cựu đại sứ Anh tại Mỹ và cố vấn an ninh quốc gia của thủ tướng, lên tiếng. “Nếu tôi là một quan chức trong bất kỳ văn phòng thủ tướng nào trên khắp châu Âu, tôi sẽ ủy quyền cho các chuyên gia trong chính phủ bắt đầu thực hiện một số dự phòng về việc một NATO không có Hoa Kỳ sẽ trông như thế nào và hoạt động như thế nào”, ông viết trong một bài viết cho Prospect vào tháng trước.
Bản thân ông Trump gần đây không đưa ra bất kỳ bình luận nào về việc rời khỏi liên minh. Thay vào đó, ông đã nói vào tháng Hai rằng ông sẽ không “bảo vệ” những thành viên NATO không đạt ngưỡng chi tiêu 2% trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công, bao gồm cả cuộc tấn công từ Nga.
Phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Nam Carolina vào ngày 10/2, ông gợi nhớ lại điều mà ông mô tả là cuộc trò chuyện với “tổng thống của một nước lớn” ở châu Âu. Khi được hỏi là liệu ông có vội vàng viện trợ cho một quốc gia trong trường hợp bị Moscow tấn công hay không, ông Trump nói rằng nếu quốc gia này không chi đủ tiền cho quốc phòng, ông “sẽ khuyến khích [Nga] làm bất cứ điều gì họ muốn”.
Moscow đã nhiều lần phủ nhận mọi kế hoạch tấn công một thành viên NATO, đồng thời nói thêm rằng việc bắt đầu một cuộc chiến tranh toàn cầu sẽ đi ngược lại “lẽ thường”.
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…
Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…