Trong khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc gia tăng do các rào cản thuế quan mới của hai bên, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ đã tìm đến các chuỗi cung ứng của Việt Nam làm giải pháp thay thế.
Theo CNN giá trị hàng Mỹ nhập từ Việt Nam đã tăng 38% trong bốn tháng đầu năm 2019 so với năm ngoái. Đây là dấu hiệu cho thấy các công ty nhập khẩu Mỹ đang chuyển hướng từ các nhà cung cấp Trung Quốc sang Việt Nam để tránh bị đánh thuế. Mỹ cũng nhập từ Đài Loan tăng 22%, từ Hàn Quốc tăng 17% và từ Bangladesh tăng 13%, theo số liệu chính phủ công bố.
Trong khi đó, giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 12% trong cùng thời gian.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dự đoán được viễn cảnh này. Trên Twitter vào tháng trước, ông Trump viết:
“Ngoài ra, thuế có thể hoàn toàn tránh được nếu bạn mua từ một nước không bị đánh thuế, hoặc mua sản phẩm từ trong nước Mỹ (ý kiến tốt nhất). Đó là mức thuế 0. Rất nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở Châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc rất muốn đạt thỏa thuận!”.
Hồi tháng 5, ông Trump ra lệnh nâng thuế 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và đang có kế hoạch đánh thuế nốt số hàng hóa còn lại nhập cảng từ Trung Quốc sau khi đàm phán hai bên đổ vỡ. Trung Quốc cũng đáp trả bằng hàng rào thuế quan mới của mình đối với hàng hóa Mỹ.
CNN đưa tin, rất nhiều các hãng nhập khẩu Mỹ, bao gồm các hãng bán giày, quần áo và mũ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc để mua hàng và nhập cấu kiện sản phẩm. Ở nhiều mặt hàng, Mỹ không có nhà máy sản xuất những thành phần cần thiết, đồng thời chi phí nhân công ở Mỹ rất cao và thị trường lao động cũng đang thiếu nhân lực do tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Các công ty này sẽ cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước như Việt Nam trước khi đưa trở về Mỹ. Tại Việt Nam, nhiều nhà máy gia công giày đã tồn tại từ lâu và việc đưa nguyên vật liệu từ Trung Quốc sang đây cũng đơn giản và tiết kiệm.
Thậm chí trước khi ông Trump tiến hành cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc, một số công ty đã rời đi khỏi Trung Quốc bởi mức lương nhân công ngày càng cao. Theo CNN, hàng hóa Mỹ nhập từ Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng đều trong vòng một thập kỷ qua.
Hồi tháng 9/2018 ông Trump cũng ký một thỏa thuận thương mại mới với Hàn Quốc, giúp mở cửa thị trường nước này với sản phẩm ô tô do Mỹ sản xuất.
Trong khi các thị trường lao động như Đài Loan và Hàn Quốc tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh và vật liệu bán dẫn, những nước như Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các ngành sản xuất đồ may mặc và giày vì có chi phí nhân công tương đối rẻ, CNN nhận định.
Trọng Đức
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…