Nga cấm các nhà đầu tư phương Tây bán cổ phần ngân hàng, năng lượng quan trọng

Nga đã cấm các nhà đầu tư từ những quốc gia “không thân thiện” bán cổ phần trong các ngân hàng và dự án năng lượng quan trọng cho đến cuối năm nay. Đây được cho là động thái đáp trả tiếp theo của Nga với các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Các quốc gia phương Tây và đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản, đã đặt ra các hạn chế tài chính với Nga kể từ khi nước này đưa quân vào xâm lược Ukraine từ cuối tháng 2. Moscow đã trả đũa bằng việc thiết lập các rào cản ngăn không cho các doanh nghiệp phương Tây và đồng minh của họ rời khỏi Nga, thậm chí trong một số trường hợp còn tịch thu tài sản của họ.

Sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký vào ngày 5/8 sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Theo đó, nhà đầu tư từ các quốc gia ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ bị cấm bán tài sản trong các thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA), các ngân hàng, thực thể chiến lược, các công ty sản xuất thiết bị năng lượng, cũng như các dự án khác, từ sản xuất dầu khí đến than và niken.

Cũng theo sắc lệnh, ông Putin có thể ban hành một sự miễn trừ đặc biệt trong một số trường hợp nhất định để các giao dịch được tiến hành. Đồng thời chính phủ và ngân hàng trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị một danh sách ngân hàng để Điện Kremlin phê duyệt. Dù vậy, sắc lệnh do ông Putin ký không đề cập trực tiếp tên các nhà đầu tư.

Lệnh cấm bao gồm hầu hết các dự án tài chính và năng lượng lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn cổ phần, bao gồm cả dự án dầu khí Sakhalin-1.

Trước đó ngày 4/8, hãng sản xuất dầu thô lớn nhất của Nga, Rosneft (ROSN.MM) đã đổ lỗi cho Exxon Mobil về việc sụt giảm sản lượng tại các mỏ dầu Sakhalin-1, sau khi tập đoàn năng lượng Mỹ cho biết họ đang trong quá trình chuyển giao 30% cổ phần của mình cho một bên khác.

Exxon từ chối bình luận về sắc lệnh mới. Ngày 5/8, trước lệnh cấm, Exxon cho hay họ đã đạt được tiến bộ đáng kể khi thoát khỏi liên doanh Sakhalin-1 và việc rút khỏi liên doanh là một quá trình phức tạp. Exxon có “nghĩa vụ đảm bảo sự an toàn của con người, bảo vệ môi trường và tính toàn vẹn của hoạt động”, phát ngôn viên Casey Norton nhấn mạnh.

Tập đoàn Shell đang tìm kiếm các phương án để rút khỏi dự án, trong khi chính phủ Nhật Bản nhắc lại mong muốn các công ty Nhật Bản duy trì cổ phần của họ ở đó.

Các tập đoàn UniCredit (CRDI.MI) và Intesa (ISP.MI) của Ý; tập đoàn Citi của Hoa Kỳ và Raiffeisen của Áo (RBIV.VI) cũng đang tiếp tục tìm kiếm các phương án để rời khỏi Nga, trong khi các bên khác như Societe Generale (SOGN.PA), (ROSB. MM) và HSBC đã tìm ra lối thoát.

Minh Ngọc (Theo Reuters)

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

2 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

3 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

3 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

4 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

5 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

5 giờ ago