Ngày 22/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các lực lượng của họ đã phá hủy 4 hệ thống tên lửa pháo cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp ở Ukraine hồi đầu tháng này. Tuy nhiên, cả Kyiv và Washington đều bác bỏ thông tin này.
Trong một cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố: “Từ ngày 5/7 đến 20/7, 4 bệ phóng và 1 phương tiện nạp đạn cho pháo phản lực phóng loạt cơ động cao HIMARS của Mỹ đã bị phá hủy.”
Cụ thể, hai bệ phóng bị phá hủy ở gần Malotaranovka, trong khi một bệ phóng khác và một xe nạp đạn bị loại bỏ ở Krasnoarmeysk. Ngoài ra, Nga tiêu diệt bệ phóng thứ 4 ở khu vực ngoại ô phía Đông gần lãnh thổ của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng.
Kyiv bác bỏ tuyên bố của Moscow, gọi đây là tin giả được tung ra nhằm làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine.
Một quan chức Mỹ giấu tên cũng khẳng định, các báo cáo về việc bất kỳ HIMARS nào bị phá hủy đều không đúng sự thật.
Kyiv đã ca ngợi sự xuất hiện của 8 bệ phóng HIMARS ở Ukraine như một yếu tố có thể thay đổi cục diện cuộc chiến sắp bước sang tháng thứ sáu.
Hệ thống tên lửa HIMARS – phát triển bởi tập đoàn công nghệ quốc phòng Lockheed Martin – có nhiều tính năng vượt trội so với các vũ khí mà Ukraine từng sở hữu. Với tầm bắn xa hơn, HIMARS có thể giúp Kyiv tấn công sâu vào vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, đe dọa các đơn vị pháo binh hay các kho hậu cần của Nga.
Moscow cáo buộc phương Tây làm gia tăng xung đột bằng cách cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv, đồng thời coi đây là cái cớ biện minh cho nỗ lực của họ nhằm mở rộng quyền kiểm soát đối với nhiều lãnh thổ Ukraine, ngoài khu vực phía Đông Donbass, rằng phải làm vậy để bảo vệ chính mình.
Ngày 6/7, chỉ vài ngày sau khi những chiếc HIMARS đầu tiên đến Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định họ đã tiêu diệt 2 bệ phóng trong số đó. Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ điều đó, đồng thời nhấn mạnh rằng họ vẫn đang sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để giáng “đòn tàn phá” vào các lực lượng của Nga.
Ông Serhiy Leshchenko, cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, hôm 22/7 cho hay, Ukraine đang tiếp tục sử dụng HIMARS để “gây ra nhiều tổn thất cho quốc gia xâm lược”.
“Nga đang cố gắng ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí từ phương Tây và đe dọa đồng minh của Ukraine bằng sức mạnh hư cấu của các lực lượng vũ trang của Nga,” ông phát biểu trong một cuộc họp báo.
Tuần này, lực lượng Ukraine đã sử dụng HIMARS để tấn công một cây cầu quan trọng bắc qua sông Dnipro ở khu vực phía Nam Kherson do Nga kiểm soát.
Trước đó, phát biểu hôm 20/7, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thông báo Mỹ sẽ gửi thêm 4 hệ thống pháo phản lực đa nòng HIMARS cho Ukraine. Số vũ khí này là một phần của gói viện trợ quân sự mới nhất từ Mỹ, nâng tổng số hệ thống HIMARS mà Washington cung cấp cho Kyiv lên 16.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…