Trong một phiên điều trần gần đây tại Hạ viện Mỹ, hai Dân biểu Đảng Cộng hòa đã công khai tuyên bố rằng Trung Quốc với việc thực thi thương mại và đầu tư ăn cướp nên chịu trách niệm về cách hành xử xấu xa của mình.
Trong phiên điều trần hôm 11/7 về chiến lược của Trung Quốc về thương mại và đầu tư ăn cướp, Dân biểu Cộng hòa Ted Poe của bang Texas đã tuyên bố công khai: “Trung Quốc không chia sẻ các giá trị của chúng ta. Chúng ta từ lâu đã thấy điều này trong các hồ sơ nhân quyền của họ, nhưng bây giờ điều đó là rõ ràng trong các chính sách thương mại của họ”.
Chính phủ Trump đã đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc để xử lý hành vi thương mại ăn cướp của họ mà đã gây tổn hại hàng trăm tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Thuế quan này nhắm chủ yếu vào các sản phẩm công nghệ Trung Quốc, những mặt hàng hưởng lợi từ các chính sách công nghiệp do nhà nước hậu thuẫn, trong đó có chương trình “Made in China 2025”.
Chế độ Trung Quốc đã công bố kế hoạch phát triển 2025 của họ từ ba năm trước, thông báo mục tiêu sẽ thống trị 10 mặt hàng công nghệ vào năm 2025, trong đó có công nghệ thông tin hiện đại, robot, công cụ máy móc tự động hóa, và máy bay.
Dân biểu Ted Poe, Chủ tịch của Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện, chuyên trách về vấn đề khủng bố, không phổ biến vũ khí hạt nhân và thương mại, nhận định: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ muốn cạnh tranh ở nội địa, họ còn muốn một hệ thống toàn cầu chỉnh sửa để đảm bảo sự thống trị của họ. Điều này bao gồm mục tiêu vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự hàng đầu thế giới.
Theo Epoch Times, trong những năm gần đây, chế độ Trung Quốc chủ yếu dùng bốn chiến thuật chính để hiện thực hóa tham vọng kinh tế của họ: Đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ để đổi lấy việc tiếp cận thị trường, trợ cấp cho các công ty Trung Quốc, và mua lại các công ty nước ngoài để đạt được các công nghệ nhạy cảm.
Vài năm trở lại đây, các nhà quản lý Mỹ ngày càng gia tăng cảnh giác về việc Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp Mỹ và Washington đã ngăn chặn nhiều thương vụ như vậy vì lo ngại ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Mặc dù Bắc Kinh đã bắt đầu hạ thấp mục tiêu của chương trình “Made in China 2025”, nhưng chưa thấy dấu hiệu cho thấy chế độ này từ bỏ tham vọng lớn của họ.
Trung Quốc đang gia tăng áp lực khổng lồ lên các công ty trong nước để họ phải tăng tỷ lệ nội địa công nghệ lõi lên 40% vào năm 2020 và lên 70% vào năm 2025. Theo Epoch Times, cho tới tháng Sáu vừa qua, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi công nghệ của người Mỹ.
Tháng trước, Micron Technology Inc., – nhà sản xuất chip điện tử lớn nhất nước Mỹ, đã cáo buộc rằng nhà sản xuất chip quốc doanh Trung Quốc Fujian Jinhua đã kết hợp với Circuit Co. và đối tác Đài Loan của họ để nỗ lực đánh cắp các bí mật thương mại của Micron tại chi nhánh của họ ở Đài Loan.
Theo các báo cáo của truyền thông Mỹ, Micron đã phát hiện bản thân họ đã trở thành mục tiêu của chế độ Trung Quốc khi họ từ chối lời đề nghị mua lại. Fujian Jinhua và đối tác Đài Loan của doanh nghiệp này đã phối hợp để dụ dỗ nhân viên của chi nhánh Micron tại Đài Loan đánh cắp các bí mật của công ty.
Trao đổi với kênh truyền hình NTD, thuộc sở hữu của Tập đoàn truyền thông Epoch Times (Mỹ), Dân biểu Cộng hòa Ted Yoho của bang Florida đã nói rằng Trung Quốc nên hành động một cách danh dự và tuân thủ các luật lệ.
Dân biểu Ted Yoho, thành viên của Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện chuyên trách về Châu Á và Thái Bình Dương, cho hay: “Chúng tôi muốn thấy Trung Quốc thành công hơn những gì họ đã đạt được, nhưng chúng tôi muốn họ hành xử một cách danh dự, không phải thông qua cưỡng ép, không phải thông qua gian lận”.
Ông Ted Yoho nói thêm: “Nhưng nếu họ không từ bỏ. Tôi 100% ủng hộ Tổng thống Trump hành động để giúp cân bằng thâm hụt thương mại của Mỹ [với Trung Quốc]”.
Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng nhiệt trong tháng trước. Chính phủ Trump đã đánh thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc, chính thức có hiệu lực từ ngày 6/7. Trung Quốc đã nhanh chóng trả đũa bằng việc áp thuế tương ứng lên hàng hóa Mỹ xuất sang thị trường này.
Phản ứng với hành vi đáp trả của chế độ Bắc Kinh, chính phủ Trump hôm 11/7 đã thông báo kế hoạch áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế này có thể có hiệu lực vào cuối tháng Tám tới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy dấu hiệu họ sẽ thay đổi cách hành xử của mình.
Theo Dân biểu Ted Poe, áp đặt thuế quan là một cách để ông Trump chấm dứt “hành vi bất hợp pháp và không phù hợp” của Trung Quốc.
Trao đổi với NTD, ông Poe nói: “Chúng ta phải thực hiện điều này cho một chặng đường dài và không để bị lừa gạt”.
Theo ông Robert Atkinson, Chủ tịch Quỹ Công nghệ thông tin và Đổi mới, một nhóm tư vấn chuyên về đổi mới công nghệ, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng bước vào bàn đàm phán và họ sẽ cố gắng sử dụng tất cả các chiến thuật để gây khó cho các công ty Mỹ.
Ông Atkinson cho rằng chế độ Trung Quốc có thể điều tra các công ty Mỹ vì những vi phạm không có thật và từ chối cấp phép cho các công ty này tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Chuyên gia này nói rằng Bắc Kinh còn có nhiều biện pháp khác. “Quý ví đã nghe về các câu chuyện mà các thanh tra nhập khẩu tại Trung Quốc giữ mọi thứ vào lãnh thổ nước này”, ông Atkinson nói.
Tuy nhiên, ông Atkinson cũng khẳng định: “Có một điểm chắc chắn là chính quyền Trung Quốc sẽ chịu nhiều tổn thất. Họ phụ thuộc vào xuất khẩu hơn Mỹ”.
Ông Atkinson cho rằng về trung hạn, các công ty Trung Quốc có thể chuyển chuỗi cung ứng của họ sang đặt tại các nước như Việt Nam hoặc Ấn Độ để tránh bị Mỹ áp thuế. “Tự bản thân Trung Quốc không có khả năng vô hạn để xử lý điều đó”, ông Atkinson kết luận.
Xuân Thành
Xem thêm:
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…