Tờ The Australian đưa tin, nghị sĩ Úc Eric Abetz đã gọi tội ác thu hoạch tạng của chính quyền Trung Quốc là “man rợ” trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC vào ngày 19/11 vừa qua. Ông Eric Abetz là một nghị sĩ có thái độ cứng rắn về tình trạng nhân quyền của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Úc – Trung ngày càng căng thẳng.
Thượng nghị sĩ Eric Abetz. (Ảnh: Stefan Postles, Getty Images)
Trong cuộc phỏng vấn với đài ABC Radio vào hôm thứ 3, 9/11, thượng nghị sĩ Eric Abetz đã gọi việc thu hoạch tạng của Trung Quốc là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và là sự “sụp đổ mọi khái niệm về nhân quyền”. “Mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc là rất quan trọng. Mặc dù vậy, chúng ta còn có mục tiêu cao thượng hơn, đó là đảm bảo rằng chúng ta sẽ không nhẹ nhàng hay trợ giúp cho những hành vi man rợ đang xảy ra”, ông Abetz nói.
“Tôi muốn nói với chế độ Cộng sản Trung Quốc rằng họ đã có đủ vấn đề với Hồng Kông, với người Duy Ngô Nhĩ, và với các nhóm tín ngưỡng thiểu số, và việc thu hoạch tạng này là hành vi man rợ nhất mà họ cho phép xảy ra. Tội ác này cần phải bị ngăn chặn, bị lên án, và những ai có liên quan phải bị đưa ra công lý. Đây là bài kiểm tra xem Trung Quốc có thể hòa nhập với cộng đồng quốc tế không, và tôi hy vọng họ hiểu rằng nước Úc và người dân trên khắp thế giới đều lên án hành vi này.”
Bình luận của ông Abetz xuất hiện sau khi cựu thủ tướng Úc Paul Keating đổ lỗi cho truyền thống trong việc tạo nên căng thẳng Úc – Trung, và cho rằng truyền thông Úc đã “kích động” người dân về sự phát triển của Trung Quốc. “Úc đang báo động về quy mô và tốc độ phát triển của Trung Quốc. Điều này là do sự kích động của truyền thông”, ông Keating phát biểu trong một diễn đàn chiến lược của Úc.
Tuy nhiên như ông Abetz đã chỉ ra, vấn đề quan hệ Úc – Trung không nằm ở sự phát triển của Trung Quốc, mà nằm ở các giá trị quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thời gian vừa qua, chính trường Úc đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận về mối quan hệ với Trung Quốc. Sự việc khởi đầu sau khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Peter Dutton phát biểu vào ngày 11/10 rằng mặc dù Trung Quốc là đối tác “vô cùng quan trọng” của Úc về kinh tế, nhưng các giá trị quan của Đảng Cộng sản Trung Quốc là không phù hợp với các giá trị quan của Úc.
“Vấn đề của chúng tôi, như tôi đã nói, là không phải với người Trung Quốc, không phải với cộng đồng người Hoa đáng mến ở Úc. Vấn đề của tôi là với Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chính sách của họ, bởi chúng không phù hợp với các giá trị quan của chúng ta”, ông Dutton tuyên bố.
Những bình luận của ông Peter Dutton đã khiến Lãnh sự quán Trung Quốc tại Canberra giận dữ. Họ gọi đó là “sự gièm pha hiểm độc” “tấn công trực tiếp vào người Trung Quốc”. Thủ tướng Úc Scott Morrison đã phải vào cuộc để hạ nhiệt căng thẳng, yêu cầu các nghị sĩ Úc thận trọng, không phản ứng thái quá và “phân tích thái quá”.
Không hài lòng với cách xử sự của thủ tướng, ngày 14/10/2019, thượng nghị sĩ Abetz lại tiếp tục lên án mạnh mẽ chế độ Trung Quốc:
“Tôi không lên án người dân Trung Quốc, nhưng tôi lên án chính quyền cộng sản Trung Quốc, một chính quyền độc tài nhốt khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong cái gọi là trại cải tạo. Nhà thờ Kitô giáo đang bị phá hủy và linh mục bị cưỡng bức. Những người theo Pháp Luân Công thì bị bắt, và theo một báo cáo mới nhất, họ phải đối mặt với việc bị lấy nội tạng đem bán, một hành vi lạm dụng nhân quyền cực kỳ tồi tệ.”
Ông Eric Abetz còn trực tiếp lên án việc Trung Quốc là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cùng với Cuba và Somalia: “Bên trong hệ thống Liên Hợp Quốc, chúng ta có một nhóm các nước được bầu vào hội đồng nhân quyền, mà chính những nước đó lại không thực hiện các quyền lợi cơ bản nhất của con người.”
Cũng trong tháng 11, Trung Quốc từ chối visa đối với hai nghị sĩ Andrew Hastie và James Paterson do họ đã chỉ trích chính quyền nước này về vấn đề Tân Cương trong bối cảnh một tài liệu bí mật bị rò rỉ cho thấy chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ đạo việc đàn áp dã man người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Hai nghị sĩ này dự định tới Bắc Kinh vào tháng 12 để nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho biết hai nghị sĩ Úc phải “ăn năn” vì đã chỉ trích chế độ nếu muốn được cấp visa.
Úc và Trung Quốc đã thiết lập một chương trình cải thiện nhân quyền trị giá nhiều triệu USD trong hơn 20 năm qua. Chỉ tính riêng 3 năm vừa qua, chương trình này đã tiêu tốn 7 triệu USD. Tuy nhiên, sự việc rò rỉ tài liệu trấn áp Tân Cương, cùng việc leo thang đàn áp biểu tình Hồng Kông đã khiến chính quyền Úc quyết định đình chỉ chương trình này.
Minh Nhật
Xem thêm:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…