Nghị viên Mỹ: Huawei, Xiaomi, Tencent liên quan đến an toàn thông tin

Sự kiện ZTE dẫn đến hiệu ứng lan tỏa về vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, hiện tại lan đến Huawei, Xiaomi, Tencent. Nghị viên Quốc hội Mỹ cho biết, cần phải điều tra xem có hay không việc Huawei và Google ký kết thảo thuận “chia sẻ dữ liệu”.

Nghị viên Quốc hội Mỹ điểm tên Huawei, Xiaomi, Tencent của Trung Quốc có liên quan đến vấn đề an toàn thông tin (Ảnh từ internet)

Mỹ cần điều tra Huawei

The Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ người cung câp thông tin cho biết, một nghị viên Quốc hôi Mỹ nói, văn phòng của ông đã gửi công hàm đến công ty mẹ của Google là Alphabet, yêu cầu cung cấp thông tin về việc hợp tác với các công ty Trung Quốc, trong đó có Huawei.

Vị nghị viên này nói, Huawei, Xiaomi và Tencent tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến an ninh quốc gia Mỹ, bởi “nhà cung cấp Trung Quốc hợp tác rất chặt chẽ với chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Về vấn đề này, người phát ngôn của Google phủ nhận việc Google tiết lộ tài liệu liên quan đến người dùng.

Đầu năm nay, Google và Huawei đã đạt được thỏa thuận, cho phép các thiết bị do Huawei sản xuất có thể sử dụng phần mềm hệ điều hành Android để gửi tin nhắn, chụp ảnh và các thông tin truyền thông khác; hồi tháng Một, Huawei cũng tuyên bố về kế hoạch hợp tác với Google, theo đó sẽ tích hợp công nghệ của cả 2 công ty vào sản phẩm của mình.

Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 3 trên thế giới, tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn cho rằng sản phẩm của công ty này có thể liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia; Ủy ban Tình báo liên bang thuộc Thượng viện Mỹ cũng từng đưa ra cảnh báo, nói chính quyền Trung Quốc có thể thông qua điện thoại Huawei để thu thập dữ liệu cá nhân.

Đầu năm nay, dưới sự giám sát và gây áp lực của quốc hội Mỹ, Công ty viễn thông Mỹ AT&T đã hủy bỏ hợp đồng bán điện thoại của Huawei. Nghị viên Quốc hội Mỹ còn đôn đốc Ủy ban thông tin Liên bang (FCC) hạn chế Huawei và ZTE bán các thiết bị của họ tại thị trường Mỹ.

Hiện tại, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu một dự thảo luật mới về vấn đề này.

Bối cảnh của Huawei được tiết lộ

Từ lâu, thân phận thực sự của Nhậm Chính Phi – người sáng lập Huawei vẫn luôn bị giới quan sát nghi ngờ.

Từ năm 1974 đến năm 1983, Nhậm Chính Phi phục vụ trong quân đội; năm 1978, với thân phận là đại diện cho khoa học công nghệ quân đội, Nhậm Chính Phi tham dự Đại hội khoa học toàn quốc Trung Quốc. Năm 1983, Nhậm Chính Phi rời khỏi quân đội, năm 1987 sáng lập công ty Huawei.

Tài liệu của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho thấy, Huawei từng giúp đỡ các nước châu Phi, trung Á, nam Mỹ và chính quyền Trung Quốc xây dựng hệ thống nghe lén và định vị; cũng từng lắp đặt hệ thống thông tin điện thoại cho chính quyền Taliban ở Afghanistan, lắp đặt hệ thống điện thoại và công nghệ định vị cho chính phủ Iran để giám sát người dân Iran.

Xiaomi liên quan đến hoạt động gián điệp

Xiaomi cũng có tình huống tương tự. Năm 2015, Công ty an ninh mạng F-Secure tại Phần Lan đã thực nghiệm và xác nhận, điện thoại Xiaomi cũng tồn tại vấn đề về an toàn.

Trang tin “The Hacker News” từng dẫn báo cáo của công ty an ninh Đức là G-Data chỉ ra, Xiaomi, Huawei, Lenovo và 21 mẫu điện thoại thông minh của Trung Quốc đều có cài phầm mềm gián điệp, những phần mềm này có thể nghe lén cuộc gọi điện, truy cập vào dữ liệu ảnh, mua sắm online của người dùng, thậm chí là mọi thứ của người dùng trên điện thoại.

Trên thực tế, từ năm 2015, Công ty bảo mật di động Bluebox đã phát hiện, chiếc điện thoại Mi4LTE của Xiaomi có cài phần mềm gián điệp.

Weixin theo dõi đời tư người dùng hàng ngày

Còn về phần mềm Wechat (hay Weixin) thuộc sở hữu của Tencent, là một phần mềm có chức năng giám sát người dùng.

Đài phát thanh Đức (Deutsche Welle) từng đưa tin, tại Trung Quốc Đại lục, người dân sở hữu điện thoại di động, dường như ai cũng có tải về và sử dụng Wechat, bởi vì người Đại lục dùng nó để gọi điện thoại, gửi tin nhắn, trò chuyện, thậm chí là mua sắm trên mạng. Tuy nhiên đằng sau tấm màn hoa lệ đó, có thể là hành động mờ ám theo dõi thông tin cá nhân của từng người dùng Wechat.

Ngày 1/1 năm nay, Lý Thư Phúc – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Geely, một tập đoàn xe hơi hàng đầu Trung Quốc đã nói về vấn đề bảo mật thông tin riêng tư trên điện thoại và Wechat tại một diễn đàn, ông nói, “trong lòng tôi nghĩ, Mã Hoa Đằng (chủ tịch Hội đồng quản trị của Tencent) chắc chắn đang hàng ngày dòm ngó Wechat của tôi, bởi vì ông ấy có thể xem được, xem bất cứ lúc nào, do đó vấn đề này rất lớn.”

Kênh truyền hình CNN cũng từng chỉ ra, người dùng Wechat dù đang ở nơi đâu, dù là nói chuyện với ai đều sẽ bị thẩm tra.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

19 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

1 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago