Lãnh đạo bộ phận đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell hôm thứ Bảy (1/6) nói rằng không nên sử dụng tiêu chuẩn kép khi đối đãi với các quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về hành động của Nga tại Ukraine và hành động của Israel tại Gaza.
Thứ Hai tuần trước, trưởng công tố ICC Karim Khan đã tuyên bố rằng ông đang tìm cách có được các lệnh truy nã nhiều quan chức cấp cao của Israel, kể cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.
Ông Karim Khan tuyên bố, có “cơ sở hợp lý để tin rằng”, những cá nhân này phải chịu trách nhiệm về “các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại” ở Gaza và ở Israel. Tuy nhiên, có thể phải mất nhiều tháng ICC mới ban hành được lệnh truy nã và cũng cần phải được một ủy ban ba thẩm phán đưa ra phán quyết.
Israel, Mỹ, Trung Quốc và Nga cùng một số quốc gia khác không công nhận quyền tài phán của ICC. Nhưng 124 quốc gia, gồm tất cả các nước thành viên EU, đã ký và phê chuẩn Đạo luật Rome thành lập ICC. Nếu các lệnh truy nã các quan chức cấp cao Israel được ban hành, thì những người này sẽ bị hạn chế lựa chọn di trú do nguy cơ bị bắt giữ tại các nước công nhận ICC.
Ông Borrell nói tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm thứ Bảy (1/6) rằng, Ukraine “không phải là nơi duy nhất luật pháp quốc tế bị vi phạm”. Ông cũng nói thêm rằng, EU cần “tránh tiêu chuẩn kép” đối với tình hình tại Gaza.
“Nếu chúng ta hoan nghênh ICC hành động chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì chúng ta cũng nên làm điều tương tự khi cũng tòa án đó hành động chống lại những nhân tố khác ở Trung Đông”, ông Borrell nói.
Mỹ vốn là đồng minh quan trọng của Israel đã gọi “đề xuất của công tố viên ICC về việc ban hành các lệnh truy nã các lãnh đạo Israel là quá đáng”. Tổng thống Joe Biden hôm thứ Hai tuần trước cam kết sẽ “luôn luôn sát cánh cùng Israel”.
Theo Fox News, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ đang làm việc cùng nhau về một nghị quyết trong đó sẽ thúc giục Nhà Trắng và Quốc hội “áp đặt các chế tài tài chính và các lệnh cấm thị thực đối với các quan chức của ICC”.
Bình luận về phản ứng của Mỹ, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov thứ Ba tuần trước nói rằng: “Tình huống này là hơn cả lạ lùng với thái độ của Mỹ và với việc họ sẵn sàng sử dụng các biện pháp chế tài ngay cả đối với ICC”.
Vào ngày 17/3/2023, ICC đã ban hành các lệnh truy nã đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ niệm Ủy ban Quyền trẻ em của Nga, bà Lvova-Belova với cáo buộc hai người này tham gia vào việc trục xuất “bất hợp pháp” trẻ em Ukraine sang Nga.
Moscow tuyên bố rằng quyết định đó của ICC không có hiệu lực pháp lý và khẳng định rằng trẻ em Ukraine đã được sơ tán khỏi các khu vực mặt trận nguy hiểm vì sự an toàn của chúng.
Các nhà chức trách Nga cũng đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự đối với nhiều công tố viên ICC đứng sau các lệnh truy nã nêu trên.
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…