Vài ngày qua, tờ New York Times đã tấn công Shen Yun. Một số người nổi tiếng ở New York và người Mỹ gốc Hoa đã di cư sang Hoa Kỳ nhiều năm cho biết, New York Times đã không tiếc công sức làm mất uy tín của Pháp Luân Công và Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, để lấy lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hòng xóa sổ môn tu luyện Phật gia này.
Tối muộn ngày 15/8, tờ New York Times đã đăng một bài báo về Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, trong đó có rất nhiều lời chỉ trích Pháp Luân Công và người sáng lập pháp môn tu luyện này.
Bài báo thứ 2 về Pháp Luân Công được đăng tải vào lúc nửa đêm, trong đó chứa những mô tả không chính xác về cuộc đàn áp chết người mà Pháp Luân Công và những người tập Pháp Luân Công phải đối mặt ở Trung Quốc, đồng thời bỏ qua những thông tin quan trọng.
Pháp Luân Công đã được truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và khu vực, với hàng trăm triệu người tập luyện. Tuy nhiên, hàng triệu người tập Pháp Luân Công vô tội vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc, thậm chí vì thế mà có nhiều người đã mất mạng.
Mặc dù có hơn 1.000 nghệ sĩ Shen Yun hiện tại và trước đây, nhưng bài báo đầu tiên của New York Times viết chủ yếu chỉ dựa vào 25 người có sự bất mãn rõ ràng với Shen Yun. Một số trong đó có liên quan đến chiến dịch bịa đặt tuyên truyền quy mô lớn do ĐCSTQ thực hiện nhằm xóa bỏ Pháp Luân Công và Shen Yun.
Ngày 6/8, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDIC) đã công bố một báo cáo có tên “Vũ khí hóa mạng xã hội: Kế hoạch mới của ĐCSTQ hòng ‘xóa sổ’ của Pháp Luân Công trên toàn cầu”. Báo cáo tiết lộ âm mưu của ĐCSTQ đang chuẩn bị triển khai các đặc vụ ở nước ngoài, sử dụng mạng xã hội và thao túng dư luận.
Ông Vu Kim Sơn, cựu Chủ tịch Văn phòng Trung Quốc kiêm Chủ tịch Hiệp hội Đông Hoa, từng nhiều lần xem các buổi biểu diễn của Shen Yun. Ông nói rằng báo cáo tấn công của New York Times rất “hời hợt”, không đáng để mắt tới, nhưng nó lại phản ánh ảnh hưởng to lớn của Shen Yun.
Ông nói: “Xét từ một góc độ khác, New York Times đã quảng cáo miễn phí cho Shen Yun. Chúng tôi không biết rằng Shen Yun lại thành công đến vậy, với doanh thu phòng vé và quy mô ấn tượng như vậy mỗi năm. Cảm ơn New York Times đã đưa tin ‘tích cực’ theo cách tiêu cực. Quả thực là ngàn vàng khó mua.”
Ông Vu Kim Sơn 2 lần giữ chức Chủ tịch Hiệp hội người Hoa ở New York, và hoạt động tích cực trong cộng đồng khu Phố Tàu ở New York trong hơn 40 năm qua.
Ông cũng là một nhà truyền thông cấp cao ở New York. Ông đã dẫn ra những ví dụ về New York Times trong lịch sử, dung túng cho những kẻ độc tài và làm ngơ trước sự chuyên chế.
Ông nói: “Trong cuộc Cách mạng Liên Xô năm 1917, New York Times có chỉ trích Đảng Cộng sản Liên Xô hay không? Vào những năm 1930, Liên Xô gây ra nạn đói ở Ukraine, khiến hàng chục triệu người thiệt mạng, New York Times có đưa tin về vụ việc này hay không?
Năm 1948, New York Times ca ngợi cuộc cách mạng của nông dân Trung Quốc. Năm 1957, họ gọi Fidel Castro của Cuba là người đấu tranh cho dân chủ.
Trước Thế chiến thứ 2, mặc dù biết rằng Đức Quốc xã đàn áp người Do Thái và chế độ Sandino ở Nicaragua (quốc gia Trung Mỹ) đã tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng của người dân, nhưng New York Times vẫn không lên tiếng.”
Ông Vu Kim Sơn nói rằng: “Có người sẽ bị thương khi biểu diễn nghệ thuật và thể thao. Chấn thương trong thể thao là một học vấn chuyên ngành. Trong đoàn múa ba lê không có chấn thương sao? Có bao nhiêu vận động viên Mỹ bị thương khi múa ba lê dưới nước? Nhưng New York Times nói rằng các diễn viên không được điều trị chấn thương. Nếu vậy thì Shen Yun lại không thiếu diễn viên sao?”
Trên thực tế, Shen Yun đã phát triển từ 1 đoàn lên 8 đoàn, diễn viên ngày càng nhiều. “Theo lẽ thường, cũng thấy rằng họ (New York Times) không đúng.”
“Họ (New York Times) phỏng vấn một số cựu diễn viên. Trong một nhóm lớn như vậy sẽ luôn có người bất mãn. Trên đời không có thứ gì, không một người hay một nhóm nào, mà tất cả mọi người đều hài lòng. Làm sao có thể có một nhóm 100% đều hài lòng?
Ngay cả trong một nhóm lớn như Giáo hội Công giáo, hay trong Cơ đốc giáo, cũng đều có người bất mãn. Đặc biệt là những người rời khỏi nhóm này, chắc chắn họ sẽ tìm lý do bao biện cho bản thân. Họ sẽ không nói rằng họ sai mà là nhóm này không tốt nên họ mới rời đi, cho nên logic của New York Times là có vấn đề.”
Ông Hồ Bình (Hu Pin), nhà bình luận chính trị kiêm biên tập viên danh dự của tờ “Beijing Spring” (Mùa xuân Bắc Kinh), tin rằng việc New York Times lặp lại những tuyên truyền của ĐCSTQ mà không nghiên cứu là không thỏa đáng.
Sau khi bài viết trên tờ New York Times của ông được xuất bản, ngày 17/8, ông đã đăng một bài báo ông viết cách đây 23 năm (vào năm 2001) trên nền tảng X có tên “Pháp Luân Công không cho phép mọi người tiêm và uống thuốc sao? Đính kèm phần giới thiệu về Khoa học Kitô giáo.”
Tại sao lại đăng một bài viết từ 23 năm trước?
“Lẽ ra New York Times phải làm bài tập về nhà, phải hiểu rõ mọi chuyện và trước tiên phải đọc những gì những người đi trước đã nói về vấn đề này, chứ không phải lặp lại những gì ĐCSTQ tuyên bố.”
“Tôi đã trả lời tất cả những câu hỏi này cách đây 20 năm. Hãy xem ai đúng ai sai. Pháp Luân Công được truyền ra đã được hơn 30 năm. ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công hơn 25 năm.
Trên thực tế, hầu hết người dân Trung Quốc đều đã chán ghét điều đó. Vào thời điểm đó, trong số các quan chức Trung Quốc mà chúng tôi đã liên hệ, tôi thấy rằng không ai trong số họ tán thành việc Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công…”
Ông Hồ Bình theo học chuyên ngành triết học phương Tây khi còn là nghiên cứu sinh tại Khoa Triết học thuộc Đại học Bắc Kinh. Ông đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu triết học tôn giáo. Ông tin rằng nếu được nhìn từ góc độ thế tục, thì theo logic và quan điểm của New York Times, thì tất cả các tôn giáo đều phải hứng chịu sự chỉ trích nặng nề.
Ông nói: “Các tôn giáo khác chủ trương kiêng cữ, tu hành, cầu nguyện và tụng kinh suốt ngày, không tham gia vào bất kỳ loại lao động nào. Theo quan điểm của người bình thường, họ không tham gia vào bất kỳ lao động vật chất nào, tụng kinh và cầu nguyện suốt ngày. Họ chủ trương hoàn toàn tách rời khỏi thế giới, không nhập thế tục, chấp nhận một thái độ hoàn toàn thoát tục. Trong khi đó Pháp Luân Công không chủ trương như vậy.
Các tôn giáo khác ủng hộ điều này, mọi người đều làm vậy. Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường và đừng nên phóng đại nó. Nếu phóng đại thì quá dễ dàng. Chủ trương kiêng cữ của họ lại giống như đang kêu gọi người tuyệt thực hay sao? Thật ghê sợ.
Họ chủ trương không có gia đình, thì lại băm vằm họ ra nói thành phá hủy gia đình. Vậy chẳng phải tất cả các nhà sư đều là người xấu, bị lôi kéo đi mất. Lẽ ra họ phải là một người cha, một người chồng. Sao có thể làm như vậy được? Nhưng không ai vì điều này mà chỉ trích Phật giáo và Đạo giáo. Vì mọi người đều biết điều đó.
Có những tôn giáo chủ trương chịu khổ. Tổ sư Đạt Ma ngồi úp mặt vào vách đá 9 năm, chẳng phải là ông đang hành xác, đang hủy hoại sinh mạng hay sao? Vậy mà còn bảo người ta theo học? Há chẳng phải là cái lý này? Nhưng đây lại là một điển cố và không ai cho rằng chuyện này đáng ghê tởm và hay đáng bị chỉ trích.”
“Vậy nên vốn lúc đó tôi đã nói rằng: Nếu chỉ trích Pháp Luân Công, thì tại sao lại không chỉ trích rất nhiều điều về những tôn giáo có vẻ không phù hợp đối với người thường.
Pháp Luân Công còn ôn hòa hơn họ gấp trăm lần. Những lý do chỉ trích Pháp Luân Công phải dựa trên căn cứ, thì mới xác đáng hơn, phải không? Những người đó chẳng phải tội còn nghiêm trọng hơn, tăng thêm gấp đôi, gấp 10 lần hay sao?
Trong đó (báo cáo của New York Times) còn nêu ra hành vi ngược đãi trẻ em. Ví dụ, nhà vô địch Olympic lặn Toàn Hồng Thiền (Quan Hongchan) đã tập luyện từ năm 6, 7 tuổi. Một đứa trẻ tập nhảy cầu cả ngày, hàng trăm lần, theo logic đó, chẳng phải là đang hành hạ con người sao?
Cô bé đã thành công và nổi tiếng. Những bạn học cùng trường với cô bé, 80 – 90% đều bị tàn phế, không làm nên công trạng gì, còn lỡ dở việc học hành. Tại sao họ không gọi đây là hành vi lạm dụng trẻ em? Nhưng mọi người đều đang ca ngợi. Tại sao mệt mỏi và cảm thấy đau đớn trong cơ thể, nhưng vẫn phải luyện, và kiên trì rèn luyện lại trở thành những sự tích anh hùng được ca ngợi. Há chẳng phải thật nực cười sao?
Vì vậy phải có một giới hạn. Lạm dụng là gì? Một nghề hay một công việc đều có những yêu cầu khắt khe phải không? Yêu cầu đó là hợp lý, bình thường và thậm chí là phù hợp. Muốn làm tốt công việc thì phải có tính tự giác rất nghiêm khắc, không được ngại gian khổ, khó khăn, nên điều này phải được tách bạch và phân biệt rõ.”
“Cho nên xét từ sự việc này, hành động của Pháp Luân Công không hề cực đoan hơn những hành động này. So ra còn nhẹ nhàng hơn những hành động này rất nhiều. Vậy thì có gì đáng nói? Hơn nữa, rất nhiều người tin vào Pháp Luân Công. Đặc biệt Pháp Luân Công không phải là một tổ chức chính thức, không yêu cầu bạn phải đăng ký mới được gia nhập.
Đảng viên ĐCSTQ chỉ là đảng viên nếu có tên trên sổ, còn Pháp Luân Công, muốn tham gia thì tham gia, không muốn thì thôi. Vào thời điểm đó, Pháp Luân Công rất phổ biến ở Trung Quốc. Nhiều người như vậy tập luyện không phải do quyền lực ép buộc, căn bản là không có chút quyền lực nào, mà là mọi người tập luyện một cách tự nguyện.”
Bà Helen Chen, một Hoa kiều đến từ Khu Phố Tàu và là nhân viên truyền thông cấp cao, đã nhập cư vào Hoa Kỳ hơn 40 năm.
Bà nói: “Trong bất kỳ tổ chức hoặc nhóm nào, một số người có thể có quan điểm khác nhau, thậm chí phản đối vì những lý do đặc biệt của riêng họ. Đây là một hiện tượng bình thường.
Nhưng New York Times không lên án cuộc đàn áp của ĐCSTQ, ngược lại còn tấn công Pháp Luân Công và Shen Yun, những môn đã phát triển mạnh mẽ trong khó khăn, giúp mọi người quay trở về với ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Hành động này chắc chắn là đang đứng về phía ĐCSTQ.”
“New York Times có một chi nhánh ở Trung Quốc Đại Lục, và đang cố gắng cải thiện quan hệ với ĐCSTQ. Ngay cả khi các kênh truyền thông và trang web nước ngoài khác buộc phải rút khỏi Trung Quốc, họ vẫn có thể có một chỗ đứng tại đó. Điều này khiến mọi người nghi ngờ về lập trường của họ.”
Ông Vu Bản Thiêm, một nhà văn New York gốc Hoa đã di cư sang Hoa Kỳ gần 50 năm, kiêm nhà bình luận của Mạng lưới hải ngoại Đài Loan, cho biết: “Tôi sẽ không phân tích các yếu tố đằng sau bài báo của New York Times, nhưng nó đóng vai trò làm hài lòng ĐCSTQ, và có thể được sử dụng để tìm kiếm sự công nhận từ ĐCSTQ, phù hợp với ý đồ của ĐCSTQ.”
“ĐCSTQ không có cách nào để đánh bại Pháp Luân Công, vì vậy họ dựa vào việc tạo ra thông tin sai lệch để tạo ấn tượng tiêu cực về Pháp Luân Công.”
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Trần Sấm Sáng, một luật sư hành nghề ở New York, Los Angeles và New Jersey, cho biết báo cáo của New York Times đề cập rằng trong 20 năm qua, Pháp Luân Công đã tự đặt mình vào vị trí đối lập trực tiếp với ĐCSTQ cầm quyền. Ông nói: “New York Times đã hiểu sai về nguồn gốc cơ bản này.”
Ông nói: “Không phải Pháp Luân Công muốn trở thành kẻ thù của Chính phủ Trung Quốc hay đối đầu với ĐCSTQ. Nguồn gốc của tất cả những điều này đã bị báo New York Times bóp méo.
Nguồn gốc rất rõ ràng: Các học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải để thực hiện quyền lợi chính đáng của họ. Dù đồng ý hay không đồng ý, dù đến từ tôn giáo nào, mọi người đều nên có quyền bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa…
Đã có một cuộc tụ tập ôn hòa như vậy vào năm 1999, nhưng địa điểm là Trung Nam Hải, điểm cốt lõi dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Họ ngay lập tức bị ĐCSTQ và Giang Trạch Dân bắt giữ, coi Pháp Luân Công là kẻ thù, bêu nhọ như tà giáo và đàn áp một cách tàn bạo.”
Ông nói rằng trong hơn 20 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Họ vẫn kiên trì và hoạt động trong một môi trường khó khăn như vậy.
“Bản thân tôi biết điều đó. Từ lâu, các kênh truyền thông của Pháp Luân Công đã chống lại tường lửa Internet của ĐCSTQ. Epoch Times, Epoch Times tiếng Anh hay Đài truyền hình NTD đều trở nên có sức ảnh hưởng lớn như vậy, không phải vì họ đột nhiên xuất hiện, mà là vì họ đã làm việc đó rất lâu.
Những người biết rõ tình hình trong chúng ta đều biết rằng đó là những đóng góp to lớn của các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm như vậy, chứ không phải là sự hỗ trợ tài chính từ thế giới bên ngoài.”
“Hơn 20 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã làm việc rất chăm chỉ và làm rất nhiều công việc trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Tôi biết rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Tôi biết và tin rằng họ sẽ tiếp tục làm điều đó.”
Shen Yun hiện có 8 đoàn nghệ thuật. Theo ông Lưu Ninh Bình (Larry Liu), Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, tổng số diễn viên hiện tại và trước đây đã vượt quá 1.000 người.
Ông Trần Sấm Sáng nói rằng Shen Yun có rất nhiều diễn viên, nhưng New York Times chỉ phỏng vấn hơn 20 người và chỉ viết về một vài trường hợp, hơn nữa đó còn là những người trong lòng bất mãn. Vì sao không viết về cảm thụ của đại đa số diễn viên Shen Yun?
Có thể thấy rằng đây là báo cáo một chiều. Họ cũng biết rằng nếu phỏng vấn và đưa tin về Shen Yun một cách toàn diện và trung thực, thì bài viết của họ sẽ không thể trụ vững và kết luận sẽ bị đảo ngược.
Ông cho biết: “Bài báo của New York Times không thể tạo ra bất kỳ làn sóng nào. Pháp Luân Công và Shen Yun sẽ vẫn tiếp tục hoạt động bình thường trên toàn thế giới. Mọi nỗ lực gây tác động tiêu cực sẽ không thành công.”
Ông Trần Sấm Sáng đã xem 2 buổi biểu diễn của Shen Yun. Ông nói rằng nếu mọi người muốn tìm hiểu về Shen Yun, họ có thể đến rạp để xem trực tiếp.
Ông nói: “Mọi người hãy tự mình đi xem. Nội dung của Shen Yun là gì? Vũ đạo của Shen Yun như thế nào? Xem là biết ngay thôi. Chẳng lẽ có nhiều khán giả mua vé đến vậy và bình luận của họ đều bị người khác nhét vào miệng? Không thể nào.”
Trang web “Shen Yun Zuo Pin” (shenyuncreations.com) và nền tảng X có một lượng lớn video về quá trình đào tạo, cuộc sống, sáng tạo và biểu diễn của các diễn viên Shen Yun.
Ông Trần Sấm Sáng cho biết: “Bạn cũng có thể xem các video do Shen Yun phát hành. Shen Yun cũng phát hành các video về quá trình đào tạo và cuộc sống của các diễn viên. Hãy tự mình xem các diễn viên của Shen Yun nói gì. Tôi cũng hy vọng rằng Shen Yun sẽ tiếp tục làm tốt việc của mình, cố lên nhé!”
Trong 25 năm qua, New York Times thường không đưa tin về hành động tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, nhưng lại khuếch đại những tuyên truyền giả tạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công, tạo ra những hậu quả tàn khốc.
Tháng 3 năm nay, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã công bố một báo cáo nghiên cứu (liên kết), phân tích 159 bài báo của New York Times từ năm 1999.
Trung tâm phát hiện ra rằng tờ báo này, vốn có khả năng gây ảnh hưởng đến dư luận, đã bóp méo nghiêm trọng một cách vô trách nhiệm đối với những tin tức về Pháp Luân Công. Dù là các báo cáo tin tức về bản chất của Pháp Luân Công hay phạm vi mà Pháp Luân Công bị bức hại, các báo cáo của New York Times đều chứa đầy những sai sót thực tế và tiếp thu một cách không phê phán các quan điểm chính của ĐCSTQ trong cuộc đàn áp tàn bạo này.
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…