Ông Ferdinand Marcos Jr tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines

Trưa thứ Năm (30/6) giờ địa phương, ông Ferdinand Marcos Jr đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines. Đây được coi là sự trở lại đáng chú ý của một trong những triều đại chính trị nổi tiếng nhất châu Á 36 năm sau khi nó bị lật đổ trong cuộc nổi dậy.

Con trai của cố độc tài Philippines Ferdinand Marcos đã chính thức kế vị ông Rodrigo Duterte trở thành Tổng thống Philippines. 

Thường được biết đến với cái tên “Bongbong”, ông Marcos Jr, 64 tuổi, đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tháng trước. Đây là chiến thắng lớn nhất kể từ khi cha ông bị lật đổ bởi một cuộc nổi dậy của quần chúng vào năm 1986.

Ông Marcos Jr đã tuyên thệ vào giữa trưa trong một buổi lễ công khai tại Bảo tàng Quốc gia ở Manila trước sự chứng kiến ​​của hàng trăm chức sắc trong và ngoài nước, bao gồm Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và Đệ nhị Phu quân Hoa Kỳ Douglas Emhoff.

Trong bài phát biểu lặp lại khẩu hiệu vận động của mình về sự đoàn kết, ông Marcos Jr thề sẽ đưa đất nước tiến xa với các chính sách mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Ông cam kết cải cách giáo dục, cải thiện khả năng cung cấp lương thực, cơ sở hạ tầng, quản lý chất thải và cung cấp năng lượng cũng như hỗ trợ đầy đủ cho hàng triệu lao động Philippines ở nước ngoài.

“Tôi hoàn toàn hiểu được sức nặng của trách nhiệm mà các bạn đặt lên vai tôi. Tôi không xem nhẹ nó mà sẵn sàng cho nhiệm vụ”, ông nói. “Tôi sẽ hoàn thành nó.”

“Các bạn sẽ không thất vọng, vì vậy đừng sợ”, ông nói tại lễ nhậm chức. “Đây là một thời khắc lịch sử đối với tất cả chúng ta. Bằng lá phiếu của các bạn, các bạn đã từ chối chính trị chia rẽ,” ông Marcos Jr nói.

Ông cũng ca ngợi chế độ của người cha quá cố, mà các nhà phê bình mô tả là một thời kỳ đen tối của việc lạm dụng nhân quyền và tham nhũng.

Hơn 15.000 cảnh sát, binh lính và nhân viên bảo vệ bờ biển đã được triển khai khắp thủ đô cho lễ nhậm chức.

Trước lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Duterte đã tiếp ông Marcos Jr tại phủ Tổng thống Malacanang.

Buổi lễ diễn ra vài ngày sau khi Tòa án Tối cao bác bỏ những nỗ lực cuối cùng nhằm khiến ông  Marcos Jr bị loại khỏi cuộc bầu cử và ngăn ông nhậm chức.

Chế độ cũ dưới thời Ferdinand Marcos cha đã cai trị Philippines từ năm 1965 trong hai thập kỷ, với gần như một nửa trong khoảng thời gian đó ở tình trạng thiết quân luật, cho đến khi ông bị lật đổ và gia đình phải sống lưu vong trong cuộc cách mạng “nhân dân quyền lực” năm 1986.

Hàng nghìn đối thủ của ông Marcos cha đã bị bỏ tù, bị giết hoặc biến mất trong thời gian ông cai trị. Gắn với tên tuổi dòng họ Marcos là chủ nghĩa thân hữu, sự xa hoa và sự biến mất hàng tỷ đô la từ kho bạc nhà nước. Gia đình Marcos đã bác bỏ các cáo buộc tham ô.

Xuân Lan

 

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

1 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

2 giờ ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

2 giờ ago

TQ: Hàng trăm nhân viên y tế ở Quảng Đông giơ biển đòi lương

Mới đây, hàng trăm nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở Quảng…

2 giờ ago

Quảng Ngãi: Công ty thủy điện xây 64 trụ điện cao thế trái phép để bán điện

Công ty Đạt Phương Sơn Trà xây 64 trụ điện cao thế khi “không có…

2 giờ ago