Thế Giới

Ông Macron: Việc bán vũ khí được sử dụng ở Gaza nên bị dừng lại

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết hôm 5/10 vừa qua rằng các chuyến hàng vũ khí được sử dụng trong cuộc xung đột ở Gaza nên được dừng lại như một phần của nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp về chính trị.

Tổng thống Pháp Macron. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/Shutterstock)

Theo báo cáo xuất khẩu vũ khí thường niên của Bộ Quốc Phòng, Pháp không phải là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Israel, khi vận chuyển thiết bị quân sự trị giá 30 triệu Euro (tương đương với 33 triệu USD) vào năm ngoái.

“Tôi nghĩ rằng ưu tiên hiện nay là quay lại giải pháp chính trị và vũ khí được sử dụng để chiến đấu ở Gaza phải dừng lại. Pháp không vận chuyển bất kỳ loại vũ khí nào”, ông Macron nói với đài phát thanh France Inter.

“Ưu tiên của chúng tôi hiện nay là tránh leo thang. Người dân Liban không được phép hy sinh, Liban không thể trở thành một Gaza khác”, ông nói thêm.

Các quốc gia trên khắp thế giới đang tăng cường nỗ lực đưa công dân của họ rời khỏi Liban khi quân đội Israel mở rộng cuộc tấn công trên khắp đất nước này.

Khoảng 250 công dân Mỹ và các thành viên gia đình không phải công dân của họ đã rời Liban trên các chuyến bay do chính phủ Mỹ tổ chức trong tuần này. Chuyến bay đầu tiên khởi hành vào ngày 2/10 chở khoảng 120 người. Chuyến bay thứ hai rời Beirut vào ngày 3/10 chở thêm 134 người. Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu công dân nước này hiện đang ở Liban liên hệ với bộ này để được hỗ trợ.

“Hiện có khoảng 7.000 người đã liên hệ với chúng tôi. Không phải tất cả những người đó đều tìm kiếm sự hỗ trợ để rời đi”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Matthew Miller nói với các phóng viên vào hôm 2/10.

Đức là một trong những chính phủ đầu tiên tổ chức chuyến bay sơ tán cho công dân của mình trong tuần này, đưa 111 người từ Beirut đến Berlin vào ngày 30 tháng 9. Bộ Ngoại giao Đức đã loan báo chuyến bay thứ hai vào ngày 2/10, đưa thêm 130 “công dân Đức đặc biệt dễ bị tổn thương” ra khỏi Liban.

Bộ Ngoại giao Anh đã thuê một chuyến bay đưa cho công dân của mình rời khỏi Liban vào ngày 2/10 và cho biết sẽ thuê thêm các chuyến bay từ quốc gia này trong những ngày tới.

Chính phủ Úc cũng đã tổ chức các chuyến bay sơ tán vào ngày 30/9 và ngày 1/10. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong thông báo các chuyến bay sơ tán bổ sung của Úc sẽ rời Liban vào ngày 3/10. Bà Wong cho biết chính phủ Úc đã đặt trước 500 chỗ ngồi trên hai chuyến bay nữa từ Liban đến Síp, khởi hành vào ngày 5/10.

Síp đã ký thỏa thuận với khoảng một chục quốc gia để làm nơi tạm trú cho công dân của họ được sơ tán trước khi họ hồi hương.

Bulgaria đã sơ tán 89 người khỏi Liban vào ngày 30/9. Quyền Thủ tướng Bulgaria Dimitar Glavchev cho biết 61 người Bulgaria đã yêu cầu được sơ tán trong chuyến đi thứ hai vào ngày 1/10.

Tuần này, Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares đã kêu gọi khoảng 1.000 thường dân Tây Ban Nha hiện đang ở Liban rời khỏi đất nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles, vào ngày 3/10, đã thông báo chính phủ đã điều động hai máy bay quân sự để sơ tán 350 công dân Tây Ban Nha khỏi Liban. Cả hai máy bay đó đã trở về Tây Ban Nha cùng với hành khách.

Đài truyền hình nhà nước Nhật Bản NHK đưa tin hai công dân Nhật Bản đã được sơ tán khỏi Liban đến Síp trên một con tàu do chính phủ Nhật Bản thuê. NHK đưa tin Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã điều động hai máy bay phản lực vận tải quân sự C-2 vào ngày 3/10. Các máy bay vận tải này dự kiến sẽ đến Jordan và Hy Lạp vào ngày 4/10 để chuẩn bị cho một chuyến bay chở thêm 50 công dân Nhật Bản hiện đang ở Liban.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol vào ngày 2/10 đã ra lệnh cho máy bay vận tải quân sự triển khai đến Trung Đông để sơ tán người Hàn Quốc trên khắp khu vực. Có thông tin cho biết có khoảng 480 công dân Hàn Quốc đang sống ở Israel, 130 người ở Liban và 110 người ở Iran.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 1/10 đã thông báo rằng họ đã chuẩn bị các kế hoạch sơ tán công dân của mình khỏi Liban bằng cả đường hàng không và đường biển.

Về phía Việt Nam, theo trang VTV.vn đưa tin, Ông Nguyễn Huy Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban, cho biết: “Hiện ở Liban có 13 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc. Qua liên lạc với Đại sứ quán, chúng tôi được biết là tình hình sức khỏe của các công dân này vẫn đang ổn định và an toàn. Kể từ khi tình hình Israel và Liban căng thẳng, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Liban liên tục đưa ra những cảnh báo về tình hình chiến sự leo thang ở khu vực này. Chúng tôi cũng đang phối hợp chặt chẽ với lãnh sự danh dự Việt Nam tại Liban, một số tổ chức quốc tế cũng như là các Đại sứ quán một số nước bạn bè để có phương án kịp thời hỗ trợ công dân Việt Nam trong những tình huống xấu nhất”.

Anh Trần

Anh Trần

Published by
Anh Trần

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago