Dự thảo Hiến pháp mà tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nêu rõ rằng Nga là một quốc gia có đức tin vào Chúa Trời, khẳng định các giá trị truyền thống và cấm hôn nhân đồng tính.
Ngoài ra, ông Putin còn muốn bổ sung vào Hiến pháp điều cấm bất kỳ ai giao một phần lãnh thổ quốc gia cho nước ngoài.
Viện Duma – Quốc hội Nga đã thông qua các điều khoản bổ sung Hiến pháp này trong phiên đọc đầu tiên. Tuần sau, các nghị sĩ Nga sẽ tiếp tục phiên đọc thứ hai.
Trang tin RT của Nga nhận định Tổng thống Putin đã làm sửng sốt nhiều người Nga khi ông bắt đầu việc đếm ngược tới ngày ông rời Điênj Kremlin bằng một loạt các đề xuất sửa đổi Hiến pháp đã có từ năm 1993.
Nga sẽ tổ chức bỏ phiếu toàn quốc vào ngày 22/4 để thông qua các bổ sung này.
“Những người theo chủ nghĩa quốc gia và những người tôn giáo sẽ thấy hài lòng nhất với quá trình thay đổi này. Tuy nhiên, những người vận động cho quyền của người đồng tính và những quan chức có tài sản ở nước ngoài chắc chắn sẽ thất vọng”, tờ RT nhận định.
Các điểm sửa đổi hiến pháp chính mà ông Putin đang đề xuất gồm:
Tờ Moscow Times nói Tổng thống Putin sau 20 năm cần quyền đang muốn đưa Nga trở về các giá trị truyền thống.
“Là người bảo vệ truyền thống Nga, ông tìm kiếm sự ủng hộ cho việc cổ vũ các giá trị đối nghịch với Phương Tây, và đi vào hướng bảo thủ,” Moscow Times viết.
Một điều sửa đổi nêu rõ người Nga “theo tín ngưỡng Chính Thống giáo và có niềm tin vào Đức Chúa Trời”.
Trang BBC của Anh nhận xét rằng “có vẻ càng về già, ông Putin càng muốn nêu lại các hình ảnh của thời Nga hoàng, và nền văn minh Slavơ theo Chính Thống giáo”. Tổng thống Nga thường xuyên đi lễ nhà thờ và các sự kiện lớn của chính phủ Nga đều có giáo sĩ Chính Thống giáo tham gia, ban phước.
Điều khoản cấm hôn nhân đồng giới nhận phải nhiều chỉ trích của truyền thông phương Tây. Tuy nhiên Nga không phải nước đầu tiên làm điều này, hiến pháp của Ukraine cũng có ghi điều tương tự.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Nga) bà Valentina Matviyenko khẳng định bà ủng hộ định nghĩa về gia đình của ông Putin trong bối cảnh thế giới đang xói mòn các giá trị truyền thống.
“Đối với người Nga, gia đình còn có ý nghĩa lớn một gia đình đơn thuần. Họ thường nói rằng gia đình là một nền tảng của xã hội. Đất nước ta là một nước bao gồm nhiều quốc gia nhỏ và đa dạng ý kiến, nhưng trong tất cả các dân tộc tính khác nhau thì gia đình là sự kết hôn giữa một nam và một nữ. Chúng tôi thực sự muốn thế hệ tương lai đi theo công thức này. Đặc biệt là khi đối diên với sự xòi mòn đang xảy ra trên thế giới” bà Matviyenko nói với phóng viên.
Tháng trước, ông Putin nói rằng Nga sẽ không hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính chừng nào ông còn làm tổng thống. Ông cũng khẳng định ông không có định kiến đối với người đồng tính, nhưng tình dục đồng giới và sự nhập nhằng giới tính không phù hợp với các giá trị truyền thống của Nga.
Năm 2013, ông Putin ký một điều luật liên bang coi “hành vi khuyến khích tình dục đồng giới công cộng” là một trọng tội. Hiện tại, chỉ có các cặp vợ chồng khác giới tính tại Nga mới có thể nhận con nuôi.
Trước năm 1999, luật Nga vẫn coi xu hướng tình dục đồng giới là bệnh tâm thần.
Về đề xuất cấm quan chức chính phủ giữ hộ chiếu và tài sản ở nước ngoài cũng được đông đảo người Nga ủng hộ, theo RT. Giới phê bình Nga nhiều lần tỏ ra tức giận về các báo cáo rằng giới chức Nga nắm giữ nhiều tài sản đắt đỏ ở nước ngoài và có nhiều quốc tịch khác ngoài Nga.
Mặc dù có nhắc đến Liên bang Xô Viết để gợi lại hào quang quá khứ, tổng thống Putin nhiều lần công khai lên án việc đàn áp và giết hại hàng triệu thường dân dưới chế độ Liên Xô cộng sản.
“Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó. Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ.” Ông Putin nói trong bài diễn văn dài nhân Ngày nước Nga Tưởng niệm Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô vào tháng 10/2017.
Ông cũng hủy bỏ ngày kỷ niệm “Cách mạng tháng 10” và thay vào đó, tuyên bố ngày 4/11 làm Ngày Đoàn kết Quốc gia, kỷ niệm cuộc nổi dậy đánh đuổi Ba Lan khỏi Moscow tháng 11/1612.
Nhưng ông cũng kêu gọi hòa giải vì tương lai: “Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch đàn áp, nguyên nhân xảy ra nó, nhưng không phải là để trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm.”
Ông dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn, người bị đày đi Siberia thời Liên Xô: “Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ.”
Putin cũng đề xuất thêm vào Hiến pháp một điều rằng “không ai có quyền làm mất đi bất cứ phần nào lãnh thổ Nga“. Điều này được cho là sẽ cấm những người kế nhiệm đàm phán lãnh thổ tranh chấp với những nước như Nhật Bản và Ukraine.
Những người chỉ trích ông Putin cho rằng ông muốn sửa hiến pháp để giữ quyền lực vĩnh viễn dưới một vai trò mới không phải tổng thống. Tuy nhiên, chưa ai biết ông sẽ định làm gì sau khi hết nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024.
Trọng Đức (T/h)
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…