Thế Giới

Ông Yoon Suk-yeol 2 lần từ chối hầu tòa, tỷ lệ ủng hộ đảng cầm quyền lên cao

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hiện đang bị giam giữ do phe đối lập kết tội vì ban hành lệnh thiết quân luật. Mặc dù vậy, cơ quan thăm dò ý kiến Hàn Quốc Realmeter hôm 20/1 công bố, cuộc thăm dò mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ của Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền không chỉ cao hơn đảng đối lập lớn nhất Đảng Dân chủ Chung (DPK), khoảng cách giữa hai đảng lập kỷ lục mới trong khoảng nửa năm qua.

Những người ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk-yeol tham gia một cuộc biểu tình sau khi lệnh bắt giữ ông được thực hiện vào ngày 15/1/2025 tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Chung Sung-Jun/Getty Images)

Tỷ lệ ủng hộ mạnh mẽ hơn dành cho đảng cầm quyền

Hãng tin Yonhap dẫn khảo sát của công ty khảo sát Realmeter Hàn Quốc, tiến hành khảo sát trên toàn quốc từ ngày 16 – 17 tháng này đối với 1004 cử tri trên 18 tuổi, cho thấy tỷ lệ ủng hộ đảng cầm quyền PPP là 46,5%, tăng 5,7 điểm phần trăm so với kết quả thăm dò một tuần trước; tỷ lệ ủng hộ của đảng đối lập DPK là 39%, giảm 3,2 điểm phần trăm so với tuần trước. Như vậy khoảng cách ủng hộ giữa hai đảng đã tăng từ 1,4 điểm phần trăm tuần trước lên 7,5 điểm phần trăm, lập kỷ lục mới trong khoảng nửa năm qua.

Về việc chính phủ tiếp theo nên do đảng nào nắm quyền, 48,6% số người được hỏi ủng hộ đảng cầm quyền tiếp tục nắm quyền, và 46,2% số người được hỏi cho rằng nên thay thế.

Mức độ tin cậy của cuộc khảo sát này là 95%, sai số lấy mẫu là cộng hoặc trừ 3,1 điểm phần trăm, tỷ lệ trả lời là 7,8%.

Yoon Suk-yeol hai lần từ chối triệu tập

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bị buộc tội phản quốc và bị tòa án phán quyết giam giữ vào sáng sớm ngày 19/1 với lý do “có thể tiêu hủy bằng chứng”. Sau khi bị giam giữ, ông Yoon đã 2 lần từ chối yêu cầu triệu tập của Văn phòng Công tố chuyên xử lý các quan chức cấp cao, cơ quan này dự định thực hiện thẩm vấn triệu tập bắt buộc.

Theo hãng tin Yonhap, Văn phòng Công tố hôm 20/1 cho biết sau khi ông Yoon bị bắt, họ đã 2 lần triệu tập ông ra làm chứng trước tòa nhưng đều bị từ chối. Về vấn đề này, Văn phòng Công tố đang tích cực thảo luận phương án buộc ông ra làm chứng, đồng thời cũng không loại trừ phương án đến trại giam để thẩm vấn, nhưng vì ưu tiên hàng đầu điều tra trực tiếp nên chủ yếu xem xét buộc ông phải rời khỏi trại giam để điều tra.

Ban đầu, Văn phòng Công tố dự kiến sẽ triệu tập ông Yoon vào lúc 14:00 ngày 19/1 để điều tra, nhưng nhóm luật sư bào chữa nói rằng ông sẽ không tham dự cuộc điều tra của Văn phòng Công tố vào chiều ngày 19. Vì vậy Văn phòng Công tố đã triệu tập điều tra lại vào lúc 10:00 sáng 20/1, nhưng nhóm luật sư bào chữa tuyên bố rằng ông Yoon Suk-yeol rất khó đến tòa án sáng nay để chấp nhận điều tra.

Cảnh sát đàn áp những người ủng hộ

Theo các nguồn tin truyền thông Hàn Quốc, chiều 19/1 tòa án đã cho ông Yoon vào phòng giam thông thường của Trung tâm giam giữ Seoul với tư cách là tổng thống đương nhiệm. Ông Yoon Suk-yeol đã tiến hành kiểm tra chính xác theo thủ tục giam giữ, thay quần áo tù nhân, đeo số để chụp ảnh vào tù, sau đó được đưa đến phòng đơn (khoảng 10m²).

Trung tâm giam giữ Seoul thường cho phép một chuyến thăm mỗi ngày, còn luật sư bào chữa có thể gặp bất cứ lúc nào trong ngày.

Nhật báo Trung ương Hàn Quốc đưa tin, dự kiến ông Yoon sẽ sử dụng phòng đơn có tủ khóa, bàn rửa mặt, ti vi, bàn, bộ đồ ăn, nhà vệ sinh… Ông được tắm nước nóng mỗi tuần một lần, được tập thể dục không quá một giờ mỗi ngày.

Các nguồn tin liên quan trong bộ phận nhà tù cho biết, có thể sắp xếp cho ông Yoon loại phòng cho từ 3 m2 trở lên người giống như trường hợp bà Park Geun-hye (cựu Tổng thống Hàn Quốc), nhưng xem xét tình hình của lính canh và nhà tù nên có thể sắp xếp phòng lớn hơn cho ông.

Ông Yoon bị đảng đối lập buộc tội phản quốc vì ban hành lệnh thiết quân luật khẩn cấp vào ngày 3/12 năm ngoái, ông bị tòa án phán quyết giam giữ vào sáng sớm ngày 19 với lý do “có thể tiêu hủy bằng chứng”. Những người ủng hộ Yoon Suk-yeol tức giận ngay lập tức tấn công dữ dội vào Tòa án quận phía tây Seoul, yêu cầu trả tự do cho ông, cảnh sát đã bắt giữ 86 người biểu tình.

Nhà chức trách đã điều động khoảng 1400 cảnh sát, bao gồm cả cảnh sát chống bạo động được trang bị vũ khí mạnh, để trong 3 giờ đồng hồ phải giải tán người biểu tình.

Ông Yoon thông qua luật sư cho biết ông từ chối điều tra. Ông hiểu hành vi bạo lực của những người ủng hộ, nhưng kêu gọi thể hiện ý kiến một cách hòa bình và yêu cầu cảnh sát xử lý khoan dung. Ông lập luận rằng lệnh thiết quân luật được ban hành để duy trì trật tự hiến pháp và thề sẽ biện minh động thái này thông qua các thủ tục tư pháp.

Về việc tòa án ban lệnh giam giữ, luật sư của ông Yoon đã đưa ra một tuyên bố chỉ trích động thái này là “pháp quyền đã chết”, và chất vấn lại rằng lệnh thiết quân luật kéo dài 6 tiếng làm thế nào liên quan đến việc tiêu hủy thêm bằng chứng. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chất vấn rằng phán quyết này có tiêu chuẩn khác và không công bằng.

Văn phòng Công tố triển khai điều tra chung với cảnh sát và quân đội có thể giam giữ ông Yoon Suk-yeol tới 20 ngày và chuyển vụ việc để truy tố. Trọng tâm của cuộc điều tra là liệu lệnh giới nghiêm do ông Yoon Suk-yeol ban hành có cấu thành tội gây nội loạn hay không. Theo luật pháp Hàn Quốc, lập kế hoạch nội loạn có thể bị kết án tù chung thân hoặc tử hình.

Lãnh đạo đảng đối lập vi phạm luật bầu cử

Có phân tích cho rằng đảng đối lập lớn nhất DPK hiện tăng cường đàn áp như đẩy nhanh việc bắt giữ và thẩm vấn Tổng thống đương nhiệm Yoon Suk-yeol, là vì muốn kết án ông trước, thậm chí là tử hình, tù chung thân, và trì hoãn thời gian tù của lãnh đạo đảng đối lập Lee Jae-myung.

Vào ngày 15/11 năm ngoái, lãnh đạo Đảng DPK Lee Jae-myung bị cáo buộc vi phạm “Luật bầu cử chức vụ công”, tòa án sơ thẩm đã kết án ông Lee Jae-myung 1 năm tù giam và 2 năm tù treo.

Hãng tin Yonhap đưa tin, Tòa án thứ 34 của Hội đồng hình sự Tòa án quận trung ương Seoul (Seoul Central District Court Criminal Division) đã đưa ra phán quyết trên về trường hợp ông Lee Jae-myung, cáo buộc vi phạm Luật bầu cử chức vụ công, xác nhận đủ cơ sở trong 2 cáo buộc do bên công tố đưa ra.

Tòa án chỉ ra bị cáo đã công bố thông tin sai lệch cho cử tri, có nghi ngờ xuyên tạc và làm tổn hại dư luận, tội danh và tình tiết phạm tội của bị cáo khá nghiêm trọng.

Sau khi phiên tòa kết thúc, Lee Jae-ming nói với giới truyền thông rằng ông không thể chấp nhận phán quyết và sẽ nộp đơn kháng cáo.

Theo thông tin, nếu phán quyết cuối cùng được giữ nguyên, theo “Luật bầu cử chức vụ công”“Luật Quốc hội” của Hàn Quốc, ông Lee Jae-ming sẽ mất tư cách thành viên Quốc hội.

Luật bầu cử của Hàn Quốc quy định, người bị tuyên án treo không có quyền bầu cử trong vòng 10 năm sau khi phán quyết có hiệu lực pháp lý. Điều này có nghĩa là ông Lee Jae-myung không thể tham gia cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc.

Dương Thiên Tư

Published by
Dương Thiên Tư

Recent Posts

Thanh Hóa: Nguyên Chủ tịch huyện cùng nguyên Phó Chủ tịch bị bắt vì sai phạm đất đai

Chủ đầu tư chỉ mới chi trả tiền đền bù được 1/4 diện tích đất…

16 phút ago

Đạo làm quan: Làm việc liêm khiết, không nhiễm bụi trần

“Lạc dĩ thiên hạ, ưu dĩ thiên hạ”, vui cái vui của thiên hạ, lo…

18 phút ago

Bánh chưng xứ người – Quy định lụy truyền thống

Tôi chưa từng được thưởng thức cái thú “trông bánh chưng chờ trời sáng”...

24 phút ago

Chính quyền quân sự Myanmar đã trục xuất hơn 50.000 nghi phạm lừa đảo người Trung Quốc

Myanmar cho biết, kể từ tháng 10/2023 đã có hơn 50.000 nghi phạm Trung Quốc…

33 phút ago

Thiển đàm về mối quan hệ giữa tướng và tâm

Tướng do tâm sinh, duyên do tâm định, tâm là ngọn nguồn của hết thảy.…

34 phút ago

Số người chết trong vụ cháy khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 76

Số người chết trong vụ hỏa hoạn tại một khách sạn ở khu nghỉ dưỡng…

40 phút ago