Chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc tới Đài Loan đã châm mồi cho cuộc khẩu chiến giữa châu Âu (EU) và ĐCSTQ. Giới chuyên gia phân tích, những thay đổi trong mối quan hệ ba bên giữa Cộng hòa Séc, Đài Loan và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến những thay đổi trong quan hệ Trung Quốc – châu Âu và thúc đẩy sự hình thành mô hình Chiến tranh lạnh lưỡng cực mới.
Đúng vào thời điểm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới thăm châu Âu từ ngày 25/8 – 1/9, thì hôm 30/8, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milos Vystrcil đã khởi hành chuyến thăm Đài Loan. Đây là chuyến thăm cấp cao của Cộng hòa Séc đến Đài Loan kể từ khi chuyển đổi sang một quốc gia dân chủ vào năm 1989.
Sang ngày 31/8, đề cập tới chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đe dọa, phía Séc sẽ phải “trả giá đắt” vì điều này. Phát biểu của ông Vương Nghị không chỉ làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ Cộng hòa Séc, mà còn khơi dậy sự bất mãn từ các nước thuộc khối liên minh Châu Âu.
Đến hôm 1/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Agnes Von Der Muhll tuyên bố: “Quan hệ EU – Trung Quốc phải dựa trên cơ sở nguyên tắc đối thoại, đối đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đây là điều kiện cơ bản để làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác của chúng ta”. “Từ góc độ này, các mối đe dọa (ĐCSTQ) đối với bất kỳ quốc gia thành viên nào thuộc EU là không thể chấp nhận. Chúng tôi bày tỏ ủng hộ đối với Cộng hòa Séc.”
Cùng ngày, tại cuộc họp báo của ngoại trưởng Đức và Trung Quốc, ông Vương Nghị tiếp tục lặp lại đe dọa, chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrci là “can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh, người châu Âu tôn trọng các đối tác quốc tế, “Uy hiếp không phù hợp ở đây”, hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục thực hiện hoàn chỉnh “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông và sớm khôi phục cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp ở đặc khu này.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 2/9 của Thời báo Epoch Times, nhà bình luận truyền thông độc lập Trung Quốc Ngô Đặc (Wu Te) cho biết, chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Séc phản ánh rằng Séc đã bắt đầu trở nên cứng rắn đối với chế độ ĐCSTQ, thể hiện bằng việc xích gần với Đài Loan. Điều này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc chẳng vui vẻ gì, sự sợ hãi sẽ khiến ĐCSTQ cố gắng gây áp lực lên Séc.
“Nhưng cách làm này chỉ càng gây thêm phản ứng dữ dội từ các nước lớn ở châu Âu như Đức và Pháp. Có thể nói, những thay đổi trong quan hệ ba bên giữa Trung Quốc, Séc và Đài Loan đã tác động đến quan hệ EU – Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự hình thành mô hình Chiến tranh Lạnh lưỡng cực mới”, ông Ngô Đặc nói.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã nhiều lần công khai kêu gọi các thể chế tự do cùng đoàn kết, cùng nhau chống lại mối đe dọa từ chế độ lưu manh ĐCSTQ. Ngày 23/7, tại California, Ngoại trưởng Pompeo nói: “Nếu thế giới tự do không thay đổi ĐCSTQ, thì ĐCSTQ sẽ thay đổi chúng ta.”
“Có lẽ đã đến lúc thành lập một liên minh dân chủ mới giữa các quốc gia cùng chí hướng”, Ông nói, “Nếu có một đường lối phù hợp, Liên hợp quốc, NATO, Nhóm G7, Nhóm G20, chúng tôi sẽ tập hợp các lực lượng kinh tế, ngoại giao và quân sự, và chúng tôi tin tưởng rằng sẽ đủ sức mạnh để đối phó với thách thức này.”
Tuy nhiên, ông Ngô Đặc nhận xét, tình hình nội bộ Cộng hòa Séc lại rất phức tạp, chẳng hạn như Tổng thống Zeman thân Trung Quốc và Nga. Ông này cho áp dụng chính sách xoa dịu đối với ĐCSTQ, chấp nhận chương trình “Một vành đai, Một Con đường” và Huawei. Trong khi đó, Thủ tướng Séc Babis, với biệt danh là “Trump của Séc“, lại chủ trương giữ thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ và kiên quyết cấm Huawei. Thị trưởng Praha rất rõ ràng trong việc ủng hộ Đài Loan, ông thà từ bỏ mối quan hệ “thành phố kết nghĩa” với Thượng Hải để giữ quan hệ tốt đẹp với Đài Bắc. Vì vậy, quan hệ Trung – Séc vẫn là lật đi lật lại nhiều lần. Việc cấm Huawei cũng nhiều phen “đổi chiều”. Tuy nhiên, xu hướng chung là dư luận ngày càng cứng rắn hơn với ĐCSTQ, đây là lý do cho việc Chủ tịch Thượng viện Séc đã đến thăm Đài Loan.
Ông Ngô Đặc dự đoán, châu Âu cuối cùng sẽ giống như Cộng hòa Séc, có thể quá trình này diễn ra quanh co nhưng nhìn chung sẽ đi về hướng chống lại ĐCSTQ. Mặc dù Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách ngoại giao “rải tiền” mua chuộc một số nước nhỏ của ĐCSTQ, tuy nhiên quan hệ ngoại giao của Đài Loan với các nước lớn lại càng ngày càng thực chất hơn.
Ông Ngô Đặc nói rằng, trước đây, chỉ có Hoa Kỳ là luôn kiềm chế ĐCSTQ về vấn đề Đài Loan, nhưng bây giờ, tại khối Châu Âu, Cộng hòa Séc đã bước ra khởi đầu, và các nước châu Âu khác hẳn cũng sẽ làm theo, điều này chắc chắn sẽ khiến ĐCSTQ càng thêm đau đầu.
“Trong tương lai, vấn đề Đài Loan sẽ khiến xung đột giữa thế giới tự do và ĐCSTQ càng trở nên căng thẳng hơn”, ông Ngô Đặc nói. “Chìa khóa để xóa bỏ chế độ này nằm ở việc tách bạch ĐCSTQ ra khỏi Trung Quốc, ủng hộ người dân Trung Quốc chống ĐCSTQ cường bạo. Về vấn đề này, Hoa Kỳ đã có một khởi đầu tốt đẹp. Đối với lần này, ĐCSTQ ‘thẹn quá hóa giận’ nhưng lại chẳng thể làm gì.”
Ông Ngô Đặc bày tỏ, chỉ ủng hộ Đài Loan thôi thì vẫn chưa xong. “Cá nhân tôi cho rằng, tốt hơn là thừa nhận ‘một quốc gia, hai chính phủ’, và thậm chí công nhận rằng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là chính quyền hợp pháp duy nhất của đất nước Trung Quốc. Điều này sẽ đóng vai trò giải quyết tận gốc tính hợp pháp của ĐCSTQ.”.
Chuyên gia về Trung Quốc: Nhiều quốc gia sẽ tiếp nối Chủ tịch Thượng viện Séc sang thăm Đài Loan
Nhà luật học tự do và là một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, ông Viên Hồng Binh (Yuan Hongbing) nói với phóng viên của Thời báo Epoch Times, chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện Séc mang ý nghĩa biểu tượng rất to lớn, tượng trưng cho việc toàn bộ cộng đồng quốc tế đã bắt đầu nhận thức rằng, đối xử trước đây của họ với Đài Loan không được công chính. Họ đã bắt đầu nhận ra, việc khuất phục trước ý chí bạo quyền chuyên chế của ĐCSTQ, đàn áp một Đài Loan tự do, và đàn áp chủ quyền toàn diện của Đài Loan là một điều không hề đúng đắn.
Ông Viên nói, trong vài thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế đã nhún nhường trước sự bạo quyền của ĐCSTQ, đàn áp và kiềm chế chủ quyền đối với nước Cộng hòa Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) dân chủ và tự do. Liên tục sử dụng các phương thức khác nhau để ngăn chặn không gian sinh tồn trong cộng đồng quốc tế của quốc gia này. Nhưng Đài Loan là ngọn hải đăng của tự do và dân chủ ở Đông Á. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và các khía cạnh khác của họ đã có những đóng góp không thể thay thế cho nền văn minh nhân loại đương đại. Sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội của họ thuộc loại tốt nhất, nằm trong số 200 quốc gia hàng đầu trên thế giới. Hơn nữa, Đài Loan cũng chưa bao giờ có hành vi sai trái giống như những gì ĐCSTQ đã làm là áp đặt tư tưởng lên các quốc gia khác.
Ông cho biết, sau khi đại dịch Vũ Hán bùng phát, công tác phòng chống dịch của Đài Loan đạt kết quả rất tốt, và được thực hiện theo phương pháp rất nhân bản. Đồng thời, Đài Loan cũng rất vô tư chia sẻ công tác phòng chống dịch của mình với cộng đồng quốc tế, và hỗ trợ hết sức có thể cho các hoạt động phòng chống dịch của cộng đồng quốc tế.
“Một quốc gia như vậy lại bị Tổ chức Y tế Thế giới cho ra rìa. Đến cả Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuất phục trước ý chí chuyên chế của ĐCSTQ và đối xử bất công với Đài Loan như vậy”, ông Viên nói.
Ông Viên bày tỏ, Cộng hòa Séc là một quốc gia nhỏ bé, nhưng dám đi một bước dũng cảm, không sợ sự đe dọa của quyền lực Trung Quốc, để Chủ tịch Thượng viện đến thăm Đài Loan, “Tôi tin rằng, ngày càng sẽ có nhiều quốc gia bước theo chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch thượng viện Séc. Trung Hoa Dân Quốc sẽ sớm trở lại xã hội quốc tế. “
Ông tin rằng Hoa Kỳ hiện đang thay đổi mối quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc; việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia này “sẽ là một sự kiện lớn.”
Lạc Á – Trương Đốn / Epoch Times
Xem thêm:
MỜI XEM BẢN TIN CHỌN LỌC:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…