Tờ New York Times hôm 9/3 đưa tin, ở Ukraine có một điều đáng thất vọng là quan hệ đối tác nhiều năm với Trung Quốc đã không dẫn đến sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Bắc Kinh trong cuộc xâm lược của Nga.
Bản tin cho biết, khi Ukraine nhờ Bắc Kinh giúp đỡ để đạt được một lệnh ngừng bắn sau cuộc xâm lược của Nga, chính là họ đã nhờ trợ giúp từ một quốc gia mà Kyiv đã giúp xây dựng một quân đội hiện đại.
Trong những năm qua, Ukraine đã cung cấp cho Bắc Kinh công nghệ quân sự quan trọng không có ở nơi khác, bao gồm tàu sân bay đầu tiên của họ, công nghệ radar chống tên lửa hải quân và động cơ phản lực tiên tiến. Đồng thời, Ukraine cũng là nhà cung cấp chính các sản phẩm nông nghiệp như ngô và dầu hướng dương cho Trung Quốc.
Bản tin cho biết, đoạn lịch sử giúp giải thích tại sao Bắc Kinh có thể hơi bối rối trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Nga vượt qua mối quan hệ của Trung Quốc với Ukraine, Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã công khai ủng hộ Moscow. Mặt khác, trong những năm gần đây, Ukraine cũng đang dựa về phương Tây với hy vọng gia nhập NATO.
Ông Sergiy Gerasymchuk, Phó giám đốc “Lăng kính Ukraine” (Ukrainian Prism), một tổ chức nghiên cứu tư vấn của Ukraine và thuộc Ủy ban Chính sách Đối ngoại Ukraine, nói với tờ Washington Post: “Trước đây đã có kỳ vọng rằng nếu ở Ukraine chúng tôi có các công ty Trung Quốc và đầu tư của Trung Quốc, thì điều này sẽ ngăn cản Nga leo thang (tình hình), và dự đoán Nga sẽ không bắn phá các công ty thuộc về Trung Quốc.”
Ông Sergiy Gerasymchuk nói rằng trong khi Kyiv vẫn hy vọng Bắc Kinh có thể làm trung gian để ngừng bắn, nhưng sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công khai giữ sự nhất trí với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng Hai vừa qua, thì “mức độ tin tưởng của Kyiv đối với Bắc Kinh đã giảm mạnh”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Washington Post, ông Yurii Poita thuộc Phòng Châu Á – Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Lực lượng Vũ trang, Chuyển đổi và Giải trừ quân bị Ukraine, cho biết những năm gần đây do Ukraine dựa sát về phương Tây, nên các nhà hoạch định chính sách ngày càng coi Trung Quốc (ĐCSTQ) là “thách thức” hơn là một đối tác chiến lược.
Ông nói: “Bây giờ Ukraine có thể quan sát xem ai là bạn thực sự trong một tình huống rất nguy cấp. Chúng tôi có thể đánh giá rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải là bạn. Họ không phải là một kẻ thù, nhưng cũng không phải là người bạn, họ đan xen ở giữa.”
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại hôm thứ Hai (ngày 7/3) rằng Nga là “đối tác chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc”. Ông từ chối gọi hành động quân sự của Nga đối với Ukraine là một cuộc xâm lược, đồng thời đổ lỗi cho Mỹ và NATO về cuộc xung đột. Nhưng ông Vương cũng tái khẳng định các nguyên tắc của chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraine.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc và Ukraine bắt đầu hợp tác ngầm với nhau. Kể từ sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, do Mỹ và Liên minh châu Âu cắt đứt kênh bán vũ khí cho Trung Quốc, nên Ukraine có thể tăng bán một số công nghệ quân sự tiên tiến cho Trung Quốc, trong khi đó Nga không bán cho Trung Quốc những công nghệ này vì lý do cạnh tranh.
Ukraine coi thị trường Trung Quốc là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp quốc phòng và là đối trọng trong khu vực với Nga.
Khi Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa hè năm 2008, truyền thông ĐCSTQ dẫn lời tờ Kyiv Post, nói rằng một viện nghiên cứu Ukraine đã cung cấp thiết bị chống tên lửa để bảo vệ Thế vận hội. Báo cáo cho biết các hệ thống radar giống Aegis cũng đang được sử dụng trên các tàu chiến của Trung Quốc.
Trang mạng của Thời báo Hoàn Cầu, kênh truyền thông của ĐCSTQ, đã từng thừa nhận trong một bài viết vào tháng 1/2014 rằng nếu không có Ukraine thì sẽ không có thành tựu quốc phòng của Trung Quốc. Bài viết tiết lộ rằng nền công nghiệp quân sự của Ukraine đã được tìm hiểu kỹ lưỡng. “Trong 20 năm qua, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có được gần như tất cả công nghệ quân sự mà Trung Quốc muốn từ Ukraine.”
Ukraine luôn muốn làm theo mô hình của Đức và có thể tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác kinh tế với Trung Quốc, đồng thời vạch ra rõ giới hạn về các vấn đề an ninh.
Nhưng kể từ năm 2014, khi Ukraine tìm kiếm liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ và Liên minh Châu Âu, việc bán vũ khí của Kyiv cho Trung Quốc này chạm vào lằn răn đỏ của an toàn. Dưới áp lực của Mỹ, năm 2017, Ukraine đã chặn kế hoạch của một công ty Trung Quốc có tên Beijing Skyrizon Aviation Industry Investment mua công ty hàng không vũ trụ Motor Sich của Ukraine. Công ty này của Ukraine là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay quân sự tiên tiến nhất trên thế giới.
Ông Sergiy Gerasymchuk cho biết: “Mỹ và phương Tây là những người bạn chính của chúng tôi, nhưng điều này không ngăn cản chúng tôi làm ăn với Trung Quốc. Chúng tôi nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết xuyên Đại Tây Dương, nhưng do chúng tôi phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế, cho nên chúng tôi chỉ có thể chân trong chân ngoài.”
Vào tháng 7/2021, ông Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để thảo luận về các vấn đề như chuyến thăm có thể có của ông Zelensky tới Trung Quốc, v.v, Các quan chức Ukraine và giới truyền thông địa phương coi cuộc điện đàm này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi vì đây là lần tiếp xúc đầu tiên giữa ông Zelensky và lãnh đạo ĐCSTQ trong 2 năm kể từ khi ông nắm quyền, và cũng là lần tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai bên sau sự kiện mua công ty của Ukraine gặp thất bại.
Do dịch bệnh nên chuyến thăm châu Á của ông Zelensky cuối cùng đã không diễn ra. Ông Zelensky cũng từ chối tham dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2/2022.
Trước đó, nhà khoa học chính trị Ukraine, ông Berg Repinsky nói với VOA rằng thứ mà Ukraine muốn nhất là tiền của Trung Quốc, chính phủ các khóa trước cũng đều như thế. Cùng lúc đó, Nga và Trung Quốc bắt đầu liên hệ chặt chẽ hơn, Moscow chuyển hướng và sẵn sàng bán các thiết bị quân sự tiên tiến hơn cho Bắc Kinh.
Vào ngày 8/3/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tổ chức một cuộc họp qua truyền hình với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Lần đầu tiên, ông Tập Cận Bình sử dụng thuật ngữ “chiến hỏa” để mô tả tình hình Ukraine.
Khi được truyền thông nước ngoài hỏi liệu điều này có phải có nghĩa là ĐCSTQ đã thay đổi đánh giá về tình hình trên thực địa hay không, phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trả lời vào ngày 9/2 rằng: “Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Ukraine là nhất quán, rõ ràng, và không có bất cứ thay đổi nào.”
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine ngày 24/2, châu Âu và Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh làm trung gian hòa giải, nhưng chỉ nghe thấy Bắc Kinh mạnh miệng chứ không thấy hành động.
Một bài bình luận mới của Bloomberg nói rằng: “Lập trường thực sự của Trung Quốc sẽ được tiết lộ nhiều hơn bằng hành động chứ không phải lời nói, thông điệp quan trọng nhất là họ (ĐCSTQ) không có ý định cắt đứt ‘tình bạn’ với Nga.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…