Phim tài liệu phanh phui về sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là viện trợ hay cạm bẫy? Đạo diễn phim tài liệu quốc tế Mark Weiser đã dành 4 năm tìm bằng chứng quay thành phim tài liệu. Bộ phim tiết lộ Ecuador đã ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng khi tham gia “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Hình ảnh trong phim tài liệu “Quốc gia bị đánh cắp”.

Phim tài liệu có tựa “Đất nước bị đánh cắp của tôi” (This Stolen Country Of Mine) của Mark Weiser quay lại quá trình người dân bản địa Ecuador đấu tranh chống lại các công ty khai khoáng Trung Quốc khai thác và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên; ông đã cùng với các phóng viên bản địa thu được những thông tin quan trọng nhằm vạch trần tình trạng tham nhũng hủ bại giữa Chính phủ Ecuador và Trung Quốc, phanh phui bánh vẽ “phúc lợi chung” của “Vành đai và Con đường” chính là màn chuyển giao quyền lợi giữa các chính trị gia.

Mark Weiser cũng là người từng quay quá trình lưu đày của những người đào thoát khỏi Triều Tiên và chất vấn cuộc đấu tranh chống ma túy của cựu Tổng thống Philippines Duterte, lần này ông tập trung máy quay vào quân du kích, súng ống và tham nhũng.

Gần đây, ông đã trò chuyện với nhóm chương trình của  @thethemenightshow, tiết lộ rằng ông đã hợp tác với phóng viên địa phương để lấy được tới 19 triệu tài liệu mật.

Weiser chỉ ra rằng các hiệp ước bất bình đẳng khác nhau mà Ecuador đã ký kết trong tình trạng “định giá thấp” các nguồn tài nguyên của thỏa thuận trả nợ khiến khoản nợ như không bao giờ được trả hết, khiến quốc gia này tổn thất trầm trọng vì 90% sản nghiệp rơi vào tay Trung Quốc, ở một khía cạnh nào đó có thể nói Trung Quốc đã thôn tính toàn bộ đất nước Ecuador biến nước này thành nước thuộc địa Trung Quốc.

“Đất nước bị đánh cắp của tôi” cáo buộc ĐCSTQ đã sử dụng sức mạnh kinh tế thông qua khẩu hiệu “Vành đai và Con đường” để “thôn tính” Ecuador và cũng làm tương tự trên khắp thế giới.

Kể từ khi ĐCSTQ ra “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” đã có những đánh giá trái chiều, những người ủng hộ ca ngợi vì có thể nâng cao GDP toàn cầu, cũng có nhiều nhà lãnh đạo và nhà kinh tế cáo buộc đó chính là “bẫy nợ” của kiểu chủ nghĩa thực dân mới và chủ nghĩa đế quốc kinh tế.

Về vấn đề này, nhà là phim Weiser cho biết: “Tôi không chống Trung Quốc, cho vay không phải là điều xấu, nếu đó là hoạt động kinh doanh thực hiện một cách công bằng thì cần được chào đón để giúp đỡ thế giới, nhưng vấn đề là cách làm của ĐCSTQ là đầy hủ bại.”

Nhất Phàm

Published by
Nhất Phàm

Recent Posts

Khiến cha mẹ không phiền lòng còn tốt hơn phụng dưỡng ăn no mặc ấm

Yêu thương chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ không chỉ cần làm được "dưỡng thân",…

2 phút ago

Số người chết vì động đất ở Myanmar tăng lên hơn 3000

Số người chết trong trận động đất mạnh xảy ra ở Myanmar hôm 28/3 tiếp…

3 phút ago

Trí tuệ cổ nhân: Ỷ mạnh gặp tai ương, khiêm tốn vượt khổ nạn

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký”, Kỷ Hiểu Lam kể lại một câu chuyện,…

21 phút ago

Nhà Trắng giải thích lý do Nga không có trong danh sách thuế quan đối ứng

Nga đã được loại khỏi danh sách thuế quan mới toàn diện của Tổng thống…

24 phút ago

Cảnh sát Nhật làm thế nào để nghi can khai?

Trong những lần đi dịch, tôi rất tò mò muốn biết “cảnh sát Nhật làm…

31 phút ago

Các công ty Trung Quốc chi 16 tỷ USD để đặt mua chip H20 của Nvidia

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đặt hàng ít nhất 16 tỷ USD chip máy…

35 phút ago