Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai đã ký một đạo luật cho phép ông có thể nắm giữ quyền lực cho đến năm 2036, tức khi ông 84 tuổi. Đây là động thái chính thức hóa những thay đổi hiến pháp được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu hồi năm ngoái.
Cuộc bỏ phiếu ngày 1/7 năm ngoái bao gồm một điều khoản đặt lại các giới hạn nhiệm kỳ của Putin, cho phép ông tranh cử tổng thống thêm hai lần nữa. Sự thay đổi này đã được cơ quan lập pháp do Điện Kremlin kiểm soát phê chuẩn và được ông Putin ký thành luật hôm thứ Hai.
Tổng thống Nga, hiện 68 tuổi, là người đã nắm quyền hơn hai thập kỷ, lâu hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Điện Kremlin nào khác kể từ thời nhà độc tài Liên Xô Josef Stalin. Ông Putin cho biết ông sẽ quyết định có tái tranh cử vào năm 2024 hay không khi nhiệm kỳ hiện tại 6 năm của ông kết thúc.
Ông Putin lập luận rằng việc đặt lại số lượng nhiệm kỳ là cần thiết để cấp dưới của mình tập trung vào công việc của họ, thay vì “đảo mắt tìm kiếm những người kế nhiệm tiềm năng.”
Các sửa đổi hiến pháp cũng nhấn mạnh tính ưu việt của luật pháp Nga so với các chuẩn mực quốc tế, trong đó hôn nhân đồng giới bị cấm và “niềm tin vào Chúa” được tôn vinh như một giá trị cốt lõi. Gần 78% cử tri đã chấp thuận các sửa đổi hiến pháp trong cuộc bỏ phiếu kéo dài một tuần và kết thúc vào ngày 1/7. Tỷ lệ cử tri đi bầu là 68%.
Trong khi đó, phe đối lập đã lên tiếng chỉ trích cuộc bỏ phiếu, cho rằng nó đã bị hoen ố trước việc các cử tri đã gặp áp lực, cũng như những bất thường khác, cùng với sự thiếu minh bạch và các rào cản nhằm ngăn hoạt động giám sát độc lập.
Vài tháng sau đó kể từ cuộc bỏ phiếu, Nga đã bỏ tù nhân vật đối lập nổi bật nhất của đất nước, Alexei Navalny.
Ông Navalny, 44 tuổi, đã bị bắt vào tháng Giêng khi trở về từ Đức. Ông đã phải dành tới 5 tháng tại đây để hồi phục sau khi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh. Navalny đổ lỗi cho Điện Kremlin gây ra vụ này, còn các nhà chức trách Nga đã bác bỏ các cáo buộc.
Vào tháng 2, ông Navalny bị kết án 2 năm rưỡi tù giam vì vi phạm các điều khoản quản chế trong thời gian dưỡng bệnh ở Đức. Bản án bắt nguồn từ một cáo buộc tham ô năm 2014 mà ông Navalny đã bác bỏ là bịa đặt. Bộ Nhân quyền Châu Âu cũng đã phán quyết rằng cáo buộc này là bất hợp pháp.
Xuân Lan
Xem thêm:
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…