Quân đội Myanmar chỉ định Chính phủ Thống nhất Quốc gia là tổ chức ‘khủng bố’

Chính quyền Myanmar hôm thứ Bảy (8/5) đã tuyên bố rằng một nhóm các nhà lập pháp bị lật đổ đang điều hành một chính phủ dân sự song song giờ đây sẽ bị phân loại là “khủng bố”. Động thái này diễn ra khi quân đội tiến hành thắt chặt sự kìm kẹp của họ đối với đất nước vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn.

Kể từ khi quân đội giành chính quyền trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, bắt giữ và lật đổ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, nhiều cuộc nổi dậy trên toàn quốc đã bùng nổ nhằm yêu cầu đưa đất nước trở lại nền dân chủ.

Những người biểu tình tiếp tục xuống đường hàng ngày, trong khi một cuộc đình công trên toàn quốc của sinh viên và giảng viên cũng như công chức trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã khiến Myanmar rơi vào tình trạng bế tắc.

Một nhóm các nhà lập pháp bị lật đổ, bao gồm nhiều người trước đây thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, đã thành lập “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” (NUG) tồn tại song song với chính phủ quân sự, đồng thời tuyên bố rằng họ mới là tổ chức hợp pháp ở Myanmar.

Hôm thứ Tư, NUG thông báo thành lập “lực lượng phòng vệ nhân dân” (PDF) để bảo vệ dân thường khỏi bạo lực từ quân đội.

Vào tối thứ Bảy, truyền hình nhà nước thông báo rằng NUG, lực lượng phòng vệ nhân dân và một nhóm liên kết được gọi là Ủy ban Đại diện cho Pyidaungsu Hluttaw (CRPH) (tức Quốc hội Myanmar) được phân loại là “các tổ chức khủng bố”.

“Chúng tôi yêu cầu người dân không … ủng hộ các hành động khủng bố, viện trợ cho các hành động khủng bố đe dọa an ninh nhân dân từ CRPH, NUG và PDF”, bản tin buổi tối cho biết.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các vụ nổ bom lẻ tẻ diễn ra thường xuyên hơn trên khắp Myanmar, đặc biệt là ở trung tâm thương mại Yangon.

Trước đây, chính quyền đã tuyên bố CRPH và NUG là “các hiệp hội bất hợp pháp”, và nói rằng việc qua lại với những tổ chức này giống như tội phản quốc.

Tuy nhiên, việc chỉ định là “tổ chức khủng bố” mang ý nghĩa sâu rộng hơn, tức là bất kỳ ai trò chuyện với họ, kể cả các nhà báo, đều có thể bị buộc tội theo luật chống khủng bố.

Hàng chục nhà báo đã bị bắt sau cuộc đảo chính, trong khi các phương tiện truyền thông khác bị đóng cửa và một số đài truyền hình bị bị thu hồi giấy phép phát sóng, khiến người dân rơi vào tình trạng mất thông tin.

Nhưng những nỗ lực của chế độ quân sự nhằm trấn áp phong trào chống đảo chính đã gây ra cái chết cho hơn 770 dân thường kể từ ngày 1/2, theo nhóm giám sát địa phương AAPP.

Lê Xuân (theo AFP)

Xem thêm:

Lê Xuân

Published by
Lê Xuân

Recent Posts

30 triệu trẻ em Trung Quốc “nhiễm chì vượt mức”: Chì ẩn chứa ở đâu?

Một trường mẫu giáo tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc sử dụng chất phụ gia…

1 giờ ago

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

4 giờ ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

4 giờ ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

5 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

6 giờ ago