Quân đội Trung Quốc trực tiếp chỉ huy lực lượng tuần tra biển

Việc tăng cường quân sự hóa lực lượng tuần duyên của Trung Quốc gây ra lo ngại cho các nước láng giềng có tranh chấp biển đảo, nhất là các quốc gia ở biển Đông, nơi Trung Quốc đang công khai quân sự hóa các thực thể mà họ chiếm đóng và bồi tụ.

Tàu tuần duyên Trung Quốc (phải) phun vòi rồng vào một tàu của Việt Nam trên biển Đông ngày 3/5/2014

Từ ngày 1/7/2018, lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân đội (Quân ủy trung ương) thay vì Cục Hải dương như trước đây, theo Tân Hoa Xã. Theo Thời Báo Hoàn Cầu – cũng một cơ quan truyền thông của ĐCSTQ – lực lượng tuần duyên sắp tới sẽ tham gia các cuộc tập trận của quân đội.

Báo cáo cho hay, lực lượng tuần duyên hoạt động dưới quyền của Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc sẽ là một cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền biển đảo của Trung Quốc. Tuần duyên có trách nhiệm chống các tội phạm hình sự trên biển, tìm kiếm và cứu nạn, bảo vệ môi trường, quản lý ngư trường và chống buôn lậu.

Chuyên gia Tống Trung Bình (Song Zhongping) nói với Thời Báo Hoàn Cầu rằng các tàu tuần duyên sẽ được vũ trang đại bác có hỏa lực mạnh hơn. Các nhân viên tuần duyên cũng được phép mang vũ khí. Tuy nhiên chuyên gia này trấn an các nước khác rằng lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc sẽ không đe dọa bất kỳ ai nếu họ không “khiêu khích” chủ quyền và quyền hàng hải của Bắc Kinh.

Hồi tháng 5, tuần duyên Trung Quốc đã bắt đầu tham gia tập trận cùng hải quân trên biển Đông.

Động thái đặt lực lượng giám sát biển thường xuyên dưới sự chỉ huy trực tiếp của quân đội Bắc Kinh đã khiến các quốc gia khác quan ngại.

Tờ Nikkei Asian Review đưa tin nói chính phủ Nhật tuyên bố lực lượng tuần duyên của Nhật sẽ phản ứng với bất kỳ “sự xâm nhập nào”. Tạp chí này cũng nói thêm rằng tuần duyên Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc lén tiến vào vùng nước xung quanh đảo Senkaku.

Trước đó bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera trong cuộc họp báo ngày 26/6 đã bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa lực lượng này, vì tuần duyên Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu vùng biển bao quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Gần đây, tuần duyên Trung Quốc cũng gây phẫn nộ với vụ tịch thu hải sản của ngư dân Philippines hoạt động trên Biển Đông và từ tháng trước đã bắt đầu tuần tiễu gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng).

Một bài phân tích trên tạp chí Economist hồi tháng 6 nhận định Trung Quốc gần như đã thành công trong việc biến biển Đông thành cái “ao làng” của mình sau một loạt các chiến lược: nói dối trắng trợn, lật lọng, và ngang nhiên quân sự hóa biển Đông khi đạt được mục đích.

Đức Trí (T/h)

Published by

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

1 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

2 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

3 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

3 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

4 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

4 giờ ago